Bị quấy rối nơi công cộng - người trẻ cần lên tiếng vì thành phố an toàn

Học sinh Trường THCS Cổ Loa hào hứng tham gia Tọa đàm. (Nguồn: MSD)
Học sinh Trường THCS Cổ Loa hào hứng tham gia Tọa đàm. (Nguồn: MSD)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quấy rối trên phương tiện công cộng và địa điểm công cộng luôn là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nạn nhân của các hành vi này phần lớn là những người trẻ. Vì thế hơn ai hết, chính thanh, thiếu niên cần ý thức được vai trò của mình trong việc phòng ngừa và ứng phó với các hành vi quấy rối, hướng tới xây dựng một thành phố an toàn, nơi mọi người đều được bảo vệ.

Cuối năm 2020, tại một cuộc hội thảo về chủ đề phòng, chống quấy rối, xâm hại tình dục, một nam thanh niên tên T.L đã kể lại câu chuyện trên xe buýt mà chính anh là nạn nhân. Hôm đó, T.L đi xe buýt từ Bắc Ninh lên Hà Nội, ngồi chỗ gần cửa sổ. Một lúc sau, người đàn ông lớn tuổi lên xe, ngồi xuống cạnh anh. Người này đeo khẩu trang và liên tục có những hành động đụng chạm đến anh.

“Mình đeo khẩu trang, để tóc dài nên người này tưởng nhầm là con gái. Mình bình tĩnh dùng điện thoại chụp hình làm bằng chứng. Khi thấy người này không định dừng lại, mình tháo tai nghe, quát to để ông ta dừng lại. Lúc đó ông ta giật mình hoảng hốt nhưng không nói gì. Đến điểm tiếp theo, mình xuống xe và bắt chuyến khác đi tiếp” - T.L kể với truyền thông. Tài xế tuyến đó cũng xác nhận với truyền thông có việc nam thanh niên bị quấy rối diễn ra trên xe mình.

Bất an nơi công cộng

Mới đây, trong khuôn khổ dự án “Thành phố an toàn và thân thiện với em gái” (2020 - 2023), tại Trường THCS Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Tổ chức Plan International Việt Nam, Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT) đã đồng tổ chức Tọa đàm “Thế hệ mới - Lên tiếng vì thành phố an toàn”.

Theo thông tin tại Tọa đàm, khảo sát về vấn đề an toàn nơi công cộng đối với phụ nữ, trẻ em gái và người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBTI) cho thấy, có hơn 30% phụ nữ và trẻ em gái cảm thấy không an toàn ở một số điểm công cộng nơi họ sống; 29,7% nạn nhân lựa chọn cách im lặng chịu đựng và không làm gì trước các hành vi quấy rối tình dục của thủ phạm; khi phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục đề nghị hỗ trợ thì có tới 2,7% phản ứng bằng cách “đổ lỗi cho nạn nhân”.

Có thể thấy, nạn nhân của các hành vi này phần lớn là những người trẻ tuổi, vì thế hơn ai hết, chính thanh, thiếu niên cần ý thức được vai trò của mình trong việc phòng ngừa và ứng phó với các hành vi quấy rối, đặc biệt trên các phương tiện công cộng, hướng tới xây dựng một thành phố an toàn, nơi mà mọi người đều được bảo vệ. Đây cũng là mục tiêu hướng tới của Tọa đàm nhằm tăng cường nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng thanh, thiếu niên trong việc phòng ngừa và ứng phó với các hành vi quấy rối, xâm hại tình dục trên phương tiện công cộng và các địa điểm công cộng, để từ đó chấm dứt các hành vi và quan niệm đổ lỗi cho nạn nhân bị quấy rối và xâm hại, xoá bỏ các khuôn mẫu giới, định kiến giới.

Chính vì thế, từ nhiều năm nay, mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” (nơi các em được nói lên tiếng nói của mình, được bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình, trong nhà trường và được cộng đồng bảo vệ) là mô hình đã và đang phát huy hiệu quả sự tham gia của thanh, thiếu niên vào nỗ lực phòng ngừa bạo lực giới, xây dựng một cộng đồng sống an toàn, lành mạnh.

Phát biểu tại Tọa đàm, bà Trần Vân Anh - Phó Viện trưởng Viện MSD nhấn mạnh: “Mỗi em học sinh đều là một vị thủ lĩnh, có thể lan toả thông điệp, hành động tích cực để cùng xây dựng một trường học an toàn, hạnh phúc. Chúng tôi hy vọng, sau sự kiện ngày hôm nay, hơn 600 vị thủ lĩnh tại đây có thể áp dụng những hoạt động tích cực này, hướng dẫn, tuyên truyền cho những người xung quanh về các kỹ năng, thông tin, để tất cả mọi người đều có sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn để bảo vệ bản thân cũng như người thân khi đối mặt với những tình huống liên quan đến xâm hại, quấy rối”.

Dám đối mặt, lên tiếng và hành động

Đó là lời khuyên của các chuyên gia bởi trên thực tế, ở nơi công cộng, trên các phương tiện công cộng, nhiều đối tượng thường lợi dụng lúc chen chúc, xô đẩy để giở trò xấu. Tuy nhiên, khi gặp những kẻ có hành vi quấy rối, nhiều nạn nhân vì lo lắng nên không biết phải xử lý theo cách nào.

Trao đổi với truyền thông, Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy - chuyên viên tham vấn tâm lý Nhà văn hóa Phụ nữ, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM nhấn mạnh, nếu bị sàm sỡ trên xe buýt, không nên chịu đựng một mình hay sợ hãi. Việc cần làm là đẩy hắn ra và kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Điều quan trọng là cần tự trang bị kỹ năng phòng vệ cho mình trong trường hợp bị tấn công.

Hiện vẫn có hiện tượng một bộ phận giới trẻ im lặng khi chứng kiến hành vi quấy rối, xâm hại vì sợ liên lụy, hay thay vì bênh vực lại đổ lỗi cho nạn nhân. Theo nhiều chuyên gia, sự đổ lỗi cho nạn nhân hay sợ liên lụy, vô cảm mà im lặng chính là cách dung dưỡng cho các hành vi xấu tiếp diễn và “leo thang”. Chuyện xâm hại, quấy rối tình dục ở nơi công cộng không thể coi là chuyện bình thường.

Tại Tọa đàm “Thế hệ mới - Lên tiếng vì thành phố an toàn” mới đây, trong phần giao lưu chia sẻ, nhà báo Bùi Ngọc Hải chia sẻ: “Để xây dựng thành phố an toàn, đầu tiên các em cần phải có bản lĩnh. Có bản lĩnh thì mình sẽ tìm ra được các phương án thích hợp để đối phó với các tình huống quấy rối, bạo hành, khi bị chèn ép, bị phân biệt đối xử. Phải dám đối mặt, lên tiếng và hành động. Song song với đó, các em cũng cần phải phân tích những mặt lợi, mặt hại trước khi đưa ra quyết định, để không phải hối hận về sau. Hỗ trợ các em cũng cần có sự lắng nghe, thấu hiểu từ thầy cô và cha mẹ, những người luôn yêu thương và hy vọng những điều tốt đẹp nhất đến với các em”.

Ngày 10/12, tại Lễ tổng kết dự án Thành phố an toàn và thân thiện với trẻ em gái, đại diện các bên tham gia như Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Viện LIGHT, Viện MSD, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội... đã chia sẻ kết quả đánh giá dự án và các khuyến nghị cũng như định hướng trong việc áp dụng, nhân rộng mô hình trong thời gian tới đây, hướng tới mục tiêu một thành phố an toàn, nơi mọi người đều được bảo vệ.

Đọc thêm

Toạ đàm về 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'

Toạ đàm về 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'
(PLVN) - Chiều nay, 12/12, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương và Ths. Trần Trọng Đại - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội toạ đàm về “Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên” tại Báo Pháp luật Việt Nam.

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

Cần tiến tới việc luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là hình thức sàng lọc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số. (Ảnh: BV Phụ sản Hà Nội)
(PLVN) - “Khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp của Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024. Đây cũng là thông điệp phù hợp với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc” của năm nay.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.