Bi kịch của “chỉ định”

Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (nay là đường Phạm Văn Đồng) là dự án BT đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh
Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (nay là đường Phạm Văn Đồng) là dự án BT đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Xây dựng - Chuyển giao (BT) là một trong các hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) triển khai ở Việt Nam thời gian qua, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt của nhiều địa phương; đồng thời giảm áp lực nợ công, kích cầu đối với sản xuất trong nước, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Các dự án theo loại hình đầu tư này liên quan trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, tác động không hề nhỏ tới kinh tế - xã hội. Do vậy, các cơ quan có trách nhiệm đã và đang tập trung, đẩy mạnh việc kiểm toán các dự án BT, đặc biệt là các dự án thực hiện theo cơ chế đổi đất lấy hạ tầng.

Điều gì đã xảy ra? Dẫu là kết quả ban đầu nhưng cho thấy: việc thực hiện các dự án BT theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng còn thiếu chặt chẽ và minh bạch; cơ chế, chính sách chưa thật sự rõ ràng nên dễ tạo lỗ hổng thất thoát ngân sách và tài sản công. Mới kiểm toán 35 dự án đã phải “xử lý” hơn 7.400 tỷ đồng (dẫu còn là “móng tay” đối với tổng dự toán được duyệt).

Hầu hết dự án BT đều lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định, làm giảm sự cạnh tranh và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro chọn nhà đầu tư không đủ năng lực; giao cho nhà đầu tư lập, phê duyệt dự án và hồ sơ thiết kế, dự toán; có dự án việc chỉ định nhà đầu tư đàm phán hợp đồng cùng lúc với quyết định chấp thuận thông qua đề xuất dự án, tạo ra “lổ hổng” đẩy giá trị công trình lên cao.

Nhiều dự án thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức giao đất giá quá thấp so với giá thị trường, dẫn đến thất thoát NSNN; chấp thuận tỷ lệ thanh toán bằng quỹ đất cao hơn so với báo cáo nghiên cứu khả thi, tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư; hồ sơ hợp đồng BT không thỏa thuận các nội dung liên quan đến xác định chi phí lãi vay; tính lãi vay trên cả phần vốn không phải đi vay,... để đưa vào quyết toán không đúng quy định;...

Ngoài ra, việc giao cho nhà đầu tư toàn quyền thực hiện dự án từ khâu thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán và tự lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát dẫn đến sai sót ở tất cả các khâu, gây thất thoát lớn trong quá trình thực hiện dự án…

Tóm lại, “được” công trình nhưng thất thoát không hề nhỏ. Nhà đầu tư “lãi kép” khi giá công trình được đẩy lên và đất được “thanh toán” lại giá… bèo. Xin thưa, đất dùng để thanh toán cho “nhà đầu tư” chưa “kim cương”, chưa “vàng” thì cũng là “bạc” cả đấy.

Rất dễ xuất hiện “nhóm lợi ích” trong việc thực hiện BT nếu đủ năng lực đi đến “tận cùng” sự thật. Có 3 nguyên nhân dẫn đến tiêu cực “tạm thời” được nhắc đến: 1. Chính sách mới còn bất cập, sơ hở; 2. Có hiện tượng “lách” luật để thu lợi bất chính; 3. Quản lý, kiểm tra, giám sát hơi bị kém.

Ngày 04/5/2018, Chính phủ đã ra Nghị định mới, số 63/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Hy vọng sẽ hạn chế được “bi kịch”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.

UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) trả lời một số phản ánh của cư dân chung cư Thảo Điền Pearl

Chung cư Thảo Điền Pearl. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 750/UBND của UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP HCM) đề ngày 18/10/2024 trả lời một số vấn đề xảy ra tại chung cư Thảo Điền Pearl (số 12 đường Quốc Hương; do Cty CP Địa ốc và Xây dựng SSG2 làm chủ đầu tư (CĐT)). Tại chung cư này, thời gian qua giữa Cty SSG2, Ban quản trị tòa nhà (BQT) và cư dân đã phát sinh một số bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết.

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn
(PLVN) - Theo Bộ KH&ĐT, việc UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục xin gia hạn thời gian thực hiện dự án Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành (dự án vốn vay ODA) đến năm 2025 là không có cơ sở. Tỉnh cần làm rõ nguyên nhân không hoàn thành đúng tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp thực hiện.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Thi tuyển công chức bao lâu thì có kết quả?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Lâm Bảo (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức. Xin hỏi, thời hạn thông báo công khai kết quả tuyển dụng công chức là bao lâu? Nếu nhận được kết quả trúng tuyển thì tôi cần phải nộp hồ sơ gồm những gì?

Vi phạm trong quản lý đất đai tại phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội): Sở Tài nguyên và Môi trường thông tin kết quả giải quyết

Vi phạm trong quản lý đất đai tại phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội): Sở Tài nguyên và Môi trường thông tin kết quả giải quyết
(PLVN) - Liên quan đơn thư của bạn đọc về dấu hiệu vi phạm trong quản lý, sử dụng đất tại phường Phú Lương, quận Hà Đông, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản 1012/PC-VP ngày 15/7/2024 chuyển Văn bản 577/CV-PLVN-BBD ngày 28/5/2024 của Báo PLVN đến Sở TN&MT chủ trì, phối hợp Thanh tra TP, UBND quận Hà Đông xác minh, xử lý. Ngày 16/10/2014, Sở TN&MT đã có Văn bản 8234/STNMT-TTr gửi Báo PLVN trả lời về sự việc.

Vay tiền tỷ hứa 1 năm trả nhưng hơn 6 năm sau 'biệt vô âm tín', chủ nợ 'cầu cứu' Báo Pháp luật Việt Nam

Vay tiền tỷ hứa 1 năm trả nhưng hơn 6 năm sau 'biệt vô âm tín', chủ nợ 'cầu cứu' Báo Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Bà L.Th.G. (hiện ở phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội) phản ánh về việc cho bà Chu Thị Th. (quê huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, có hộ khẩu tại Hà Nội) vay 1,285 triệu đồng. Bà Th. cam kết trả trong thời hạn 12 tháng, tuy nhiên, hơn 6 năm trôi qua, bà Th. vẫn chưa trả hết tiền cho bà G. Hiện bà G gần như không liên lạc được với bà Th., không có thông tin về nơi ở hiện tại của bà Th.