Vợ chồng cùng tuổi có lắm cái "buồn cười". Có phụ huynh thì xưng "anh – em" cho phải phép. Khi chẳng có ai thì xưng "ấy – tớ".
Vợ chồng Hòa tuổi sửu. Lúc yêu thương, gọi trìu mến là ‘Trâu chồng, Trâu vợ’. Khi cãi vã, ‘hai trâu’ chẳng ngần ngại gọi nhau là ‘Trâu điên’, rồi ‘Trâu thui’, ‘Trâu hấp’...
Hòa kể, vợ chồng cùng tuổi cũng có lắm cái “buồn cười”. Có phụ huynh thì xưng “anh – em” cho phải phép. Khi chẳng có ai thì xưng “ấy – tớ”. Trước mặt bạn bè, có khi chỉ gọi tên rồi xưng “anh – em”. Có lần, giận chồng, Hòa nói trống không về chồng với một cậu bạn. Ai ngờ, cậu này kể lại cho chồng Hòa. Hai vợ chồng giận nhau nặng thêm vì chồng Hòa cho rằng: “Xưng hô như thế là em không tôn trọng anh”. Tối ấy, Hòa đau lưng quá. Chồng thương, chạy đến xoa lưng cho, thế là làm lành. Hòa cũng hứa lần sau sẽ xưng hô với chồng thật chỉn chu trước người khác.
“Hai trâu nhà này ‘húc’ nhau suốt ngày nhưng toàn là ‘húc’ iu thôi. Vợ chồng mình vẫn đùa là ‘mỗi đứa’ có sẵn một cái sừng trên đầu rồi nên không sợ bị ‘thằng kia’ cắm sừng nữa” – Hòa nói.
Vợ chồng Thy (quận Đống Đa, Hà Nội) cùng tuổi hổ, lúc nào cũng tỵ nhau việc nhà. Có lần, hai vợ chồng Thy phải “oẳn tù tì” để xem “thằng” nào phải đi rút quần áo khi trời mưa. Lần khác, Thy và chồng nhắn tin mỏi tay chỉ để... “đẩy” nhau việc rửa bát, rồi tranh nhau “ỏm tỏi” cái điều khiển tivi. Thậm chí, hồi mới cưới, Thy còn giận chồng cả tuần vì tranh mất suất... nằm ngoài trên giường.
“Giận nhau ‘tóe lửa’ buổi sáng nhưng đến nửa buổi, hai đứa lại nhắn tin xin lỗi. Tối về, ôm nhau cười ‘hì hì’ như chẳng có chuyện gì. Vợ chồng nhà mình là thế mà. Giận thì thấy ghét mà yêu thì vẫn yêu thôi” – Thy tếu táo.
Không “chí chóe” với chồng như Hòa hay Thy, Xuân (Từ Liêm, Hà Nội) kết hôn với một anh cùng tuổi gà hơn năm nhưng chưa có con. Xuân bị viêm lộ tuyến tử cung, điều trị đã khỏi nhưng có lẽ chuyện có thai cũng bị ảnh hưởng. 2 tháng trước, Xuân chưa kịp vui mừng vì có thai thì lại phải bỏ vì thai ngoài tử cung. Mẹ chồng Xuân hay bóng gió, trách con trai “lấy vợ già” nên bà mới chậm có cháu bế.
“Hồi mới về ra mắt, mình rất mặc cảm vì mẹ chồng khi ấy có vẻ không ưng mình. Mình gầy yếu, nhỏ bé, lại không được nhanh nhẹn. Hai vợ chồng cùng tuổi nên mẹ chồng vẫn lo mình sẽ già nhanh và ‘xuống mã’ hơn chồng. Cả mẹ đẻ mình cũng lo vậy nhưng yêu thương nhau nên vẫn cưới thôi” – Xuân kể.
Buồn nhất là bây giờ khó có thai, mẹ chồng Xuân hay nghĩ là tại con dâu hơn con trai bà 11 tháng (Xuân sinh tháng 1, còn chồng cô sinh tháng 11). Tính theo lịch âm, mẹ chồng Xuân còn bảo Xuân hơn chồng 1 tuổi.
Cũng chưa thấy suôn sẻ vì chồng cùng tuổi hợi, Hương (quận 1, TP HCM) cho biết, người ta vẫn nói “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn” nhưng vợ chồng Hương đang lao đao về kinh tế. Có khoản tiết kiệm hồi trước và sau cưới, chồng Hương bảo đem đi làm ăn với bạn. Lãi chưa thấy mà chỉ vài tháng, hai vợ chồng đã “trắng tay”.
“Giờ còn phải còng lưng trả nợ ngân hàng tiền mua đất. Vừa xót tiền mất, vừa tiếc phải trả lãi ngân hàng nên mình hục hặc với chồng suốt. Bà nội chồng còn bảo cứ yên tâm đi, kiểu gì hai vợ chồng này chẳng ‘nằm duỗi mà ăn’. Ôi trời, bà nói cho vui thế thôi chứ không làm thì lấy gì mà ăn” – Hương kể.
Vợ chồng Hòa tuổi sửu. Lúc yêu thương, gọi trìu mến là ‘Trâu chồng, Trâu vợ’. Khi cãi vã, ‘hai trâu’ chẳng ngần ngại gọi nhau là ‘Trâu điên’, rồi ‘Trâu thui’, ‘Trâu hấp’...
Ảnh minh họa. |
“Hai trâu nhà này ‘húc’ nhau suốt ngày nhưng toàn là ‘húc’ iu thôi. Vợ chồng mình vẫn đùa là ‘mỗi đứa’ có sẵn một cái sừng trên đầu rồi nên không sợ bị ‘thằng kia’ cắm sừng nữa” – Hòa nói.
Vợ chồng Thy (quận Đống Đa, Hà Nội) cùng tuổi hổ, lúc nào cũng tỵ nhau việc nhà. Có lần, hai vợ chồng Thy phải “oẳn tù tì” để xem “thằng” nào phải đi rút quần áo khi trời mưa. Lần khác, Thy và chồng nhắn tin mỏi tay chỉ để... “đẩy” nhau việc rửa bát, rồi tranh nhau “ỏm tỏi” cái điều khiển tivi. Thậm chí, hồi mới cưới, Thy còn giận chồng cả tuần vì tranh mất suất... nằm ngoài trên giường.
“Giận nhau ‘tóe lửa’ buổi sáng nhưng đến nửa buổi, hai đứa lại nhắn tin xin lỗi. Tối về, ôm nhau cười ‘hì hì’ như chẳng có chuyện gì. Vợ chồng nhà mình là thế mà. Giận thì thấy ghét mà yêu thì vẫn yêu thôi” – Thy tếu táo.
Không “chí chóe” với chồng như Hòa hay Thy, Xuân (Từ Liêm, Hà Nội) kết hôn với một anh cùng tuổi gà hơn năm nhưng chưa có con. Xuân bị viêm lộ tuyến tử cung, điều trị đã khỏi nhưng có lẽ chuyện có thai cũng bị ảnh hưởng. 2 tháng trước, Xuân chưa kịp vui mừng vì có thai thì lại phải bỏ vì thai ngoài tử cung. Mẹ chồng Xuân hay bóng gió, trách con trai “lấy vợ già” nên bà mới chậm có cháu bế.
“Hồi mới về ra mắt, mình rất mặc cảm vì mẹ chồng khi ấy có vẻ không ưng mình. Mình gầy yếu, nhỏ bé, lại không được nhanh nhẹn. Hai vợ chồng cùng tuổi nên mẹ chồng vẫn lo mình sẽ già nhanh và ‘xuống mã’ hơn chồng. Cả mẹ đẻ mình cũng lo vậy nhưng yêu thương nhau nên vẫn cưới thôi” – Xuân kể.
Buồn nhất là bây giờ khó có thai, mẹ chồng Xuân hay nghĩ là tại con dâu hơn con trai bà 11 tháng (Xuân sinh tháng 1, còn chồng cô sinh tháng 11). Tính theo lịch âm, mẹ chồng Xuân còn bảo Xuân hơn chồng 1 tuổi.
Cũng chưa thấy suôn sẻ vì chồng cùng tuổi hợi, Hương (quận 1, TP HCM) cho biết, người ta vẫn nói “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn” nhưng vợ chồng Hương đang lao đao về kinh tế. Có khoản tiết kiệm hồi trước và sau cưới, chồng Hương bảo đem đi làm ăn với bạn. Lãi chưa thấy mà chỉ vài tháng, hai vợ chồng đã “trắng tay”.
“Giờ còn phải còng lưng trả nợ ngân hàng tiền mua đất. Vừa xót tiền mất, vừa tiếc phải trả lãi ngân hàng nên mình hục hặc với chồng suốt. Bà nội chồng còn bảo cứ yên tâm đi, kiểu gì hai vợ chồng này chẳng ‘nằm duỗi mà ăn’. Ôi trời, bà nói cho vui thế thôi chứ không làm thì lấy gì mà ăn” – Hương kể.
Theo Mẹ và bé