Bi hài phía sau chuyện “yêu” lúc xế chiều

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Đa số các quý bà tuổi trung niên cho rằng, với họ đây là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, trạng thái cực khoái mạnh hơn cả. Sex mang lại cho họ sự thoả mãn với đầy đủ giá trị của nó. Thế nhưng, ở ta với không ít quan niệm xã hội ràng buộc, chuyện “yêu” của người cao tuổi lại vấp phải nhiều phiền toái…

Bi kịch cụ già “hồi xuân” 

Nhìn bề ngoài, cụ B. (76 tuổi, Q.Thanh Xuân, Hà Nội) cùng vợ 70 tuổi sống hạnh phúc, con cháu đề huề, thành đạt. Ở tuổi 70, cụ bà đã “cạch” chuyện gối chăn từ lâu nhưng cụ ông vẫn hay “đòi”. Cụ bà thấy xấu hổ với con cháu nhưng chẳng biết kể với ai, ngoài bà hàng xóm. Tuy nhiên, cụ bà vừa sợ hàng xóm chê cười, vừa sợ cụ ông sẽ chán mình. 

Chuyện bị cụ bà “bỏ đói” này cũng là nguyên nhân khiến cả tháng nay, cụ ông ít ăn tối ở nhà và đi vắng thường xuyên. Sợ ông già cả, việc đi lại rất dễ nguy hiểm, cụ bà bảo đứa cháu lớp 11 theo dõi thì biết một sự thật sốc. 

 Theo điều tra của đứa cháu, cứ chập choạng tối, cụ B. lại vào khách sạn gần nhà. Đích thân tới hỏi lễ tân, cụ bà mới té ngửa rằng, ông thường xuyên vào khách sạn để “vui vẻ”. Có hôm ông nhờ lễ tân gọi hộ, có hôm ông tự dẫn theo cô bồ kém tới 30 tuổi.

Cụ bà lập cập nghe thế thì sốc nặng, huyết áp tăng và ngất ngay tại chỗ. Sau lần đó, mặc con cháu can ngăn, hai cụ vẫn sống ly thân, cả hai ông bà đi đâu cũng ngại, hàng xóm hễ thấy cụ ông là chỉ trỏ, bàn tán...

Trên thực tế, đại đa số người già đều có nhu cầu tình dục nhưng họ thường ngượng ngùng khi công khai đòi hỏi quyền lợi bởi tâm lý “già rồi, con cháu nó cười cho”. Nói cách khác, xu hướng giảm ham muốn tình dục, cùng với những yếu tố tác động rất mạnh như định kiến xã hội khiến tất cả những người có tuổi đều chung suy nghĩ không duy trì đời sống phòng the nữa.

Hệ lụy là, nhiều cặp vợ chồng đến độ tuổi 50 – 60 thì ngừng hẳn chuyện chăn gối. Các cụ bà luôn “cấm cửa”, các cụ ông bị “bỏ đói”. Việc dồn nén nhu cầu sinh lý lâu dài sẽ dẫn tới vô dục. Nói cách khác nó là một kiểu tự kiềm chế tình dục của người già. 

Theo các chuyên gia khoa nam học, đến tuổi 70-80, các cụ ông rất khó tìm bạn tình. Lý do là các cụ bà tuổi 45-50 sau khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thường “bế quan toả cảng”. Những đặc điểm sinh lý như khô hạn, mệt mỏi, đau xương cốt khiến cho các cụ bà khó chịu khi gần gũi.

Thậm chí, có nhiều cụ bà còn tìm trăm phương ngàn kế để “trốn chồng”. Trên lý thuyết là vậy, nhưng câu chuyện của bà H. lại hoàn toàn trái ngược. Bà H. mất chồng từ ngày còn son trẻ. Chồng mất, mình bà ở vậy chăm lo con cái, nuôi dạy nên người. Đến giờ khi đã gần 60, con cái thành đạt, bà mới thở phào nhẹ nhõm.

Bao nhiêu năm không yêu đương, gần gũi với bất cứ người đàn ông nào đến nay, khi đã đi hết hơn một nửa quãng đường đời, bà lại thèm được sống trong sự chăm sóc, quan tâm của một người đàn ông. Con cái bận bịu với công việc nên cũng chẳng mấy để ý đến cảm xúc của mẹ.

Hồi ấy, cạnh nhà bà có ông Thăng góa vợ, hơn bà 3 tuổi, thi thoảng sang trò chuyện cùng bà những lúc rỗi rãi. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", trò chuyện qua lại thế nào hai ông bà lại phải lòng nhau. Nhưng hai con bà không đồng ý và ủng hộ chuyện tình yêu này của mẹ.

Làm sao để gỡ khó?

Tình già chậm nhưng chưa tắt, đó là đặc thù đầu tiên về chức năng tình dục của nam và nữ giới có tuổi. "Yêu" là một hoạt động sinh lý đòi hỏi sự căng thẳng của nhiều trung khu thần kinh, các cơ quan xung yếu như tim, phổi... Việc sinh hoạt điều độ, vừa sức có nhiều lợi ích. Ngược lại, sự tiết dục hoặc không thỏa mãn tình dục lại dễ dẫn đến những rối loạn tinh thần.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, ham muốn tình dục ở nam vẫn dai dẳng cho dù đã có tuổi, bất chấp những biến đổi xảy ra ở tuổi này. Một khảo sát của Hội đồng quốc gia về người cao tuổi đã chỉ ra rằng, trong số những người ở độ tuổi 60 trở lên có đời sống chăn gối thường xuyên, 74% nam giới và 70% nữ giới nhận thấy họ được đáp ứng về tình dục nhiều hơn là khi họ ở độ tuổi 40.

 Ở nam giới, ham muốn chỉ suy giảm hay mất đi khi gặp những cú sốc như: mắc trọng bệnh, gia đình ly tán, thất bại trong thương trường.

Ở nữ giới, thông thường bước đến ngưỡng 55 tuổi sẽ mãn kinh. Họ gặp phải những vấn đề về sức khỏe như: mất ngủ, ra mồ hôi trộm, tim đập mạnh, đau đầu, mệt mỏi, hay nghĩ ngợi và lo lắng... và thường thiếu hứng thú trong sinh hoạt vợ chồng, nên không muốn gần gũi chồng. 

Chuyện phòng the ở người cao tuổi là "liệu cơm gắp mắm". Không có đáp án cho tần suất bao nhiêu thì đủ và đến khi nào thì dừng hẳn chuyện chăn gối.

Sinh hoạt tình dục và nhu cầu tình dục ở mỗi người mỗi khác. Không có độ tuổi giới hạn nào dành cho tình dục, nhưng với những người từ 50 tuổi trở lên, sự hài lòng tình dục phụ thuộc vào chất lượng tổng thể của mối quan hệ nhiều hơn so với các cặp vợ chồng trẻ.

Nói cách khác, nếu người già vẫn còn nhu cầu “yêu”, nên chăng xã hội cần có cái nhìn tích cực hơn bởi xét trên khía cạnh sức khỏe nó hoàn toàn có lợi./.

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.