Bí ẩn phong tục sống chung với người chết ở đảo Sulawesi

Quan tài nơi đặt xác ông Paulo Cirinda, cha bà Mamak Lisa, ông chết cách đây hơn 12 năm
Quan tài nơi đặt xác ông Paulo Cirinda, cha bà Mamak Lisa, ông chết cách đây hơn 12 năm
(PLO) -Tại vùng Toraja trên đảo Sulawesi của Indonesia, người chết là một phần liên tục làm nên bản sắc huyền bí cho nền văn hóa của cư dân địa phương...

Căn phòng khách lát sàn gỗ khá thô sơ, sực nức mùi cà phê. "Cha của cô ra làm sao?”, tiếng vị khách dò hỏi người chủ nhà. Mọi con mắt đổ về căn phòng nhỏ nằm ở góc nhà, nơi có một cụ già đang nằm trên một cái giường sặc sỡ màu sắc.

“Cha vẫn ốm”, tiếng người con gái Mamak Lisa, cất lên. Nở một nụ cười, Mamak Lisa đi về phía cụ già, nhẹ nhàng lắc tay ông. “Cha ơi, chúng ta có khách muốn đến thăm cha – con hy vọng sự việc này sẽ không làm cha cảm thấy bất an hay giận dữ”. Rồi bà mời chúng tôi lại gần cha bà ấy, Paulo Cirinda...

Phong tục bí ẩn

Chúng tôi như chết trân khi dòm lên giường: Paulo Cirinda nằm im. Da “bệnh nhân” thô ráp và xám xịt, phần còn lại của cơ thể được phủ vài lớp quần áo. Paulo Cirinda thực ra là đã chết hơn 12 năm rồi, nhưng gia đình ông vẫn nghĩ rằng người thân của họ đang còn sống.

Với người ngoài, ý định giữ xác người quá cố trong nhà thời gian dài xem ra quả là kỳ quặc, bất bình thường. Nhưng với hơn 1 triệu người trên thế giới – người Toraja sinh sống ở đảo Sulawesi thuộc Đông Indonesia – thì truyền thống huyền bí này đã có từ hàng thế kỷ.

Ở đây, họ xem cái chết là bình thường, được cho hiện hữu ngay trong thế giới của người đang sống. Ngay khi một ai đó tạ thế - có thể là vài tháng, hay vài năm, trước khi lễ tang bắt đầu - các gia đình giữ xác trong nhà và chăm sóc chu đáo: mang thức ăn, nước uống và thuốc lá cho người chết độ 2 lần/ ngày; tắm rửa và thay quần áo thậm chí còn để một cái bồn trong góc phòng để người chết…tiện đi vệ sinh! Các gia đình luôn âu lo rằng nếu như không đối đãi chu đáo với người quá cố thì linh hồn sẽ khiến họ sống không được yên. 

Bà Mamak Lisa trong căn phòng có đặt quan tài cha đẻ
Bà Mamak Lisa trong căn phòng có đặt quan tài cha đẻ 

Theo truyền thống, một số loại thảo mộc đặc biệt sẽ được nhét vào trong xác để giúp bảo quản nó. Nhưng ngày nay, hóa chất giữ xác như Formalin đã được tiêm thẳng vào xác của người qua đời. Mamak Lisa phân trần: “Chúng tôi tin rằng ba có thể lắng nghe chúng tôi và ông ấy vẫn ở quanh đây thôi. Chúng tôi không hề cảm thấy lo sợ khi có người chết ở đây. Cha tôi qua đời cách đây vài năm. Tôi cũng không hiểu sao mình có thể sống an vui bên cạnh xác chết”. 

Làm cả đời để...lo một cái chết

Trong suốt cuộc đời mình, người Torajan làm việc chăm chỉ để tích lũy của cải, nhưng không phải để hưởng thụ một cuộc đời sung sướng mà là tiết kiệm cho một khởi hành đầy vinh quang. Ông Paulo Cirinda sẽ nằm mãi ở nhà cho đến khi gia đình cảm thấy đã đến lúc đưa người thân của họ ra nghĩa địa. Xác Cirinda sẽ rời nhà trong một đám tang xa hoa không thể tưởng tượng được, sau một đám rước khổng lồ diễu hành quanh ngôi làng.

Theo niềm tin của người Toraja, các đám tang là nơi mà linh hồn cuối cùng sẽ rời khỏi trái đất, bắt đầu một chặng hành trình dài và đầy gai góc để đến được với Pooya – miền đất cuối cùng của thế giới u minh, nơi linh hồn sẽ được tái sinh. Trâu được cho là con vật cưỡi, đưa linh hồn người quá cố sang thế giới u minh.

Người Toraja chi phần lớn khoản tiền tiết kiệm lúc sinh thời để phục vụ cho các nghi lễ hiến tế động vật này. Một khi các gia đình tiết kiệm đủ tiền, họ sẽ mời tất cả bạn bè và họ hàng từ khắp nơi tề tựu về Toraja. Người quá cố lúc sinh thời mà là người giàu có, thường đám tang của họ sẽ được tổ chức long trọng hơn. 

Gần đây nhất là đám tang của một người đàn ông tên Dengen, chết cách đây 4 năm. Dengen từng là một quý ông giàu có và quyền lực, đám tang của ông kéo dài 4 ngày, 24 con trâu và hàng trăm con lợn được hiến tế nhằm tống tiễn linh hồn người quá cố. Sau đó, thịt được phân bổ cho tất cả khách khứa dự lễ tang của Dengen. Con trai của Dengen bật mí, đám tang ông thân sinh của họ tốn hết 50.000 USD, tức gấp 10 lần so với thu nhập trung bình hàng năm của người dân nơi đây. Đó là một đám tang xa xỉ, ồn ã và rực rỡ màu sắc với nhảy múa, âm nhạc, cười nói và máu động vật.

Ngôi mộ gia đình, nơi đặt hàng trăm hài cốt của người quá cố
Ngôi mộ gia đình, nơi đặt hàng trăm hài cốt của người quá cố 

Chết không có nghĩa là chia ly

Sau đám tang, là thời gian cho người chết. Người Toraja hiếm khi chôn người thân xuống đất mà đặt người quá cố trong các ngôi mộ gia đình, đặt bên trong hay bên ngoài các hang động tại một vùng nhiều núi non. Bạn bè và gia đình người quá cố sẽ mang những “thứ cần thiết” cho người thân của họ, thường là tiền bạc và thuốc lá.

Thời xưa, những người quá cố quý tộc thường được chạm khắc dung diện bằng gỗ. Nổi tiếng với tên gọi tau tau, những hình nhân gỗ này được cho mặc quần áo, đeo trang sức và thậm chí còn gắn cả mái tóc. Trung bình, 1 hình nhân như thế sẽ có giá khoảng 1.000 USD. 

Ngay khi đã an táng người quá cố cũng không có nghĩa là vĩnh biệt, vẫn luôn tồn tại một tình cảm hữu hình giữa người chết và người đang sống  thông qua một nghi lễ được gọi là ma'nene, tức “tẩy uế xác chết”. Vài năm một lần, các gia đình sẽ mang các cỗ quan tài ra khỏi mộ, mở nắp “thăm lại” người đã khuất. Trong các nghi thức Ma'nene, bạn bè và người thân sẽ dâng thức ăn, thuốc lá cho người đã khuất,  tắm rửa rồi ...chụp ảnh chung với xác. Giáo sư xã hội học người Toraja là ông Andy Tandi Lolo mô tả, cách “tẩy uế xác” này là “duy trì một kết nối xã hội giữa người sống và người quá cố”. 

Và đây là nghi lễ Ma'nene của Maria Solo, bà đã chết từ 3 năm trước và nếu còn sống hôm nay đã 93 tuổi: Xác bà Maria được đặt trong ngôi mộ gia đình từ 1 năm trước. Người ta khiêng ra một cỗ quan tài hình trụ màu đỏ được tô điểm các hình họa bằng vàng và bạc. Trên nóc quan tài, các thành viên gia đình đang bày đồ cúng cho Maria: lá cây ca cao, thuốc lá, hạt cau và tai trâu tươi. Một nghi lễ nữa rất cần thiết cho nghi thức mở nắp quan tài, đó là hiến tế trâu.

Cuối cùng, người ta mở quan tài một lần nữa, mùi xạ hương và formalin nồng nặc trong không khí. Xác nhỏ bé của một bà lão nằm bất động trong quan tài. Mái tóc bạc trắng của bà cụ như dính bết vào khuôn mặt mỏng tang. Miệng, mắt của xác như mở một nửa, làn da xám xịt, trông xác như một pho tượng hơn là một xác chết.

Người con trai cả của cụ bà Maria - một doanh nhân đội chiếc mũ bóng chày, người hiện đang sinh sống ở thủ đô Jakarta - trông có vẻ rất bình tĩnh. Người này nói, nhìn thấy xác mẹ khiến ông rất vui, và ông yêu mẹ biết nhường nào. Người con dâu của cụ Maria Solo, bà Estersobon, khẳng định việc lại nhìn thấy mẹ chồng khiến bà rất vui và khỏe khoắn. Sau khi dâng cúng thức ăn cho bà Maria Solo, chụp ảnh chung làm lưu niệm gia đình, các thành viên quấn xác trong một mảnh vải trắng biểu trưng cho việc thay quần áo. 

Những hình nhân người quá cố được chạm khắc và mặc quần áo như người sống
Những hình nhân người quá cố được chạm khắc và mặc quần áo như người sống 

Tại nhiều làng ở Toraja, người thân luôn thay những bộ cánh mới cho người quá cố cũng như diễu xác chết đi lại quanh làng. Nhưng, các nghi thức này đang biến mất dần. Từng chút một, những lối phong tục cũ bị thay đổi như một tất yếu.

GS. Andy Tandi Lolo nói rằng các nhà truyền giáo người Hà Lan lần đầu tiên đặt chân đến Toraja chưa đầy một thế kỷ trước, đã cố gắng cấm đoán sự tồn tại của tín ngưỡng bản địa. Mặc dầu vậy, khoảng thập niên 1950, các nhà truyền giáo nhận ra rằng nếu muốn người Toraja chấp nhận đức tin mới thì phải đối xử linh hoạt với người bản xứ, cho phép người bản xứ tiếp tục các nghi lễ xa xưa. 

Với phần còn lại của thế giới, những cách thức này xem ra rất kỳ quái. Tưởng nhớ người quá cố là cách mà chúng ta đang làm, nhưng người Toraja lại có cách tiếp cận khác đi một chút.../. 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.