Bếp trưởng nuôi quân và danh hiệu Anh hùng lao động

 Đến tận bây giờ, nữ bếp trưởng Đinh Thị Dung vẫn rất khiêm nhường khi nói về mình. Nhưng, không phải ngẫu nhiên khi bà được toàn thể anh, chị em trong đơn vị tín nhiệm đề cử Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lao động.

Đến tận bây giờ, nữ bếp trưởng Đinh Thị Dung vẫn rất khiêm nhường khi nói về mình. Nhưng, không phải ngẫu nhiên khi bà được toàn thể anh, chị em trong đơn vị tín nhiệm đề cử Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lao động.

Cựu bếp trưởng Đinh Thị Dung giờ đang  vui thú điền viên
Cựu bếp trưởng Đinh Thị Dung giờ vui thú điền viên.
1. Bố mất sớm nên mới chưa đầy 3 tuổi, bà Dung đã phải từ giã nơi “chôn nhau, cắt rốn” (huyện Ứng Hòa, Hà Tây) theo mẹ ra Yên Xá, Tân Triều, Hà Nội sinh sống (năm 1947). Theo nguyện ước của cha (một người lính dũng cảm đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp), bà Dung xin vào làm công nhân quốc phòng, rồi trở thành nhân viên cấp dưỡng cho Bệnh viện (BV) 103. Khi ấy, nữ cấp dưỡng Đinh Thị Dung mới tròn 16 tuổi (năm 1959).

Noi theo tấm gương anh dũng của cha, nữ cấp dưỡng Dung không quản ngại vất vả, khó nhọc, lăn sả vào phục vụ bữa ăn cho những người thầy thuốc khoác áo lính. Mọi công việc của bếp hầu như đều do bà Dung đảm nhiệm hết, nhiều khi bà còn gánh thêm việc cho những người nghỉ ốm, con nhỏ...

Vì mới học hết lớp 7 nên những lúc rảnh rỗi, bà lại tranh thủ học để nâng cao trình độ và nghiệp vụ. Do chăm chỉ, biết lắng nghe và kiên trì học tập, đặc biệt là tinh thần hết lòng phục vụ của mình, năm 1965, bà được cử làm quản lý bếp ăn của BV.

2. Ở cương vị của một bếp trưởng, bà Dung vẫn ôm đồm tất cả mọi việc: Từ nghĩ món, đi chợ, nấu ăn đến bưng bê phục vụ cho anh em... Và, như một con thoi, thoắt chỗ này, bác lại hiện lên ở chỗ khác, mong sao có những bữa ăn đủ chất và đầm ấm để các chiến sỹ ta đủ sức, vững tâm, vững lòng cứu chữa thương binh tâm, phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước.

Nhắc về những tháng ngày gian khổ và kiêu hùng đó, bà Dung không khỏi bồi hồi: “Thời điểm năm 1972-1973, giặc đánh ác quá nên đơn vị của tôi phải sơ tán hết nơi này đến nơi khác. Có lần, vì mải nấu nướng, khi đưa cơm đến cho các chiến sỹ thì chỉ thấy nhà cửa tan hoang, cây cối đổ nát, đơn vị thì di chuyển đến nơi khác rồi. Đội ngũ cấp dưỡng thì một người bị chết, một người bị thương...

Mình thấy thương anh em vô cùng. Có khi miệt mài làm việc, về đến nhà thì làng xóm lại bị đánh bom nên phải sơ tán đi nơi khác, chồng và các con cũng không thấy tăm hơi. Những lúc ấy, mình chỉ biết khóc cho đỡ sợ hãi và cô đơn...”. Nhưng rồi, nỗi sợ ấy cũng trôi qua rất nhanh, vì sự nghiệp vẻ vang của cách mạng và đất nước, bếp trưởng Dung lại dấn thân vào công việc khá vất vả và đầy hiểm nguy này.

Bếp ăn hiện tại của Bệnh viện 103
Bếp ăn hiện tại của Bệnh viện 103
3. Hơn 40 năm đảm trách nuôi quân, bà Dung luôn tận tâm và nhiệt thành với công việc của mình và chưa từng bị anh em, đồng nghiệp trong đơn vị ca thán một lời nào. Bởi, bếp ăn của bà bao giờ cũng rất sạch sẽ, khu chia cơm lúc nào cũng gọn gàng và đảm bảo vệ sinh.
Để đồng đội có được bữa ăn ngon, bếp trưởng Dung tính toán rất kỹ lưỡng rồi lặn lội cùng chị em cấp dưỡng đi hàng mấy chục cây số mua thức ăn, mua than về nấu nướng. Thời kỳ bao cấp khó khăn phải ăn cơm độn ngô, sắn, khoai, hạt bo bo..., bếp trưởng Dung đã nghĩ ra mọi cách để cải thiện bữa ăn cho anh em (xay gạo, ngô, khoai là bánh đúc, bánh cuốn, bánh ngô cho khỏi chán).
Trong điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, tiêu chuẩn ăn của một người thấp, giá cả thị trường thì cao nên bếp trưởng Dung còn bàn bạc với tập thể mua cua, mua tôm về nấu canh, đồng thời thay đổi món ăn thường xuyên để bảo đảm cho sức khỏe của mọi người.

Không chỉ tâm huyết với công việc của mình, bếp trưởng Dung luôn tính toán rất kỹ lưỡng để không bị sai sót về nguyên tắc tài chính. Với cương vị phụ trách bếp, bà luôn khiêm tốn, đoàn kết được tất cả mọi người. Ngoài ra, là chi ủy viên, bà đã có đóng góp rất lớn trong công tác lãnh đạo, xây dựng bếp nhân viên vững mạnh. Theo nữ bếp trưởng Đinh Thị Dung, nấu cơm, chăn lợn là công việc mang tính "điệp khúc" song rất cần có công tác tư tưởng tốt. Vì vậy, hàng ngày bà luôn nhắc nhở và động viên mọi người phải biết gạt tư tưởng cá nhân, bảo thủ, trì trệ, phục vụ hết mình cho tập thể.

Ở cơ quan thì lăn mình vào chuyện bếp núc, về đến nhà cũng lại nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, bận rộn với việc đồng áng. Trong khi đó, đồng lương không đủ chi tiêu, đôi khi bà Dung cũng nghĩ xin nghỉ việc ra ngoài buôn bán nuôi con. Nhưng, cứ nghĩ đến cảnh anh em cơm không đủ no; ăn không đủ chất, bà quyết tâm ở lại...

4. So với thời giá hiện tại, bảo đảm và duy trì một chế độ ăn tốt, hợp lý như thế là sự cố gắng rất lớn của bếp trưởng Dung cũng như tất cả cấp dưỡng của đơn vị. Với sự thẳng thắn, ân cần và cả tấm lòng chân thành của mình, bà Dung đã trở thành hình ảnh vô cùng gần gũi, thân thương và là tấm gương học hỏi của toàn thể anh chị em Học viện Quân y cũng như Bệnh viện 103, cả trong thời chiến lẫn thời bình.

Chính vì lẽ đó, trải qua hơn 40 năm công tác, bà Dung đã có 27 năm đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua”; 20 năm đạt danh hiệu “Chiến sỹ quyết thắng”; tập thể thì liên tục đạt “Bếp nuôi quân giỏi”. Bà Dung còn được tặng thưởng nhiều huân chương có giá trị khác như: Huân chương Chiến công; Huân chương kháng chiến... Đặc biệt, năm 1989, bà Dung đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”.

Hoàn thành nhiệm vụ của mình, đến lúc về hưu, bà Dung lại tiếp tục tăng gia sản xuất tại gia đình. Bà mở một đại lý tạp hóa nhỏ để phục vụ bà con quanh xóm. Cửa hàng của bà không bao giờ vắng khách. Trong căn nhà gỗ mang đậm nét cổ của gia đình mình, cựu bếp trưởng Đinh Thị Dung, giờ đã lên chức bà, vẫn rất khiêm tốn khi nói về mình: “Công việc của tôi cũng bình thường thôi, nhưng anh, chị em cứ tín nhiệm và yêu quý nên mới được phong tặng danh hiệu cao quý đó...”.

... Đó là những gì bà nói về mình. Còn, theo nhận xét của các cán bộ Phòng Hậu Cần, Bệnh viện 103 nói riêng và tập thể y, bác sỹ Bệnh viện 103 nói chung: Chưa cần biết công việc của bếp trưởng Dung như thế nào, chỉ cần nhìn vào bảng thành tích của bà ấy, đã thấy quá anh hùng rồi. Bất kể trong thời chiến hay thời bình, người phụ nữ ấy vẫn bất khuất, trung hậu và đảm đang... Bởi vậy, dù làm bất cứ công việc gì, bà Dung luôn được mọi người tin yêu và tín nhiệm.

Đoan Trang

Tin cùng chuyên mục

Đèo Pha Đin huyền thoại.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Đọc thêm

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.

Giá trị của hòa bình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Gần 50 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 và 70 năm từ ngày Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, sống giữa hòa bình, độc lập nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát nhưng đồng thời cũng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước hùng cường, để xứng đáng với bao lớp người đã không tiếc máu xương làm nên Tổ quốc.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong - Nha Trang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Đánh giá kỹ đề xuất thu hẹp phạm vi dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, các ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tác động việc bỏ áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% đối với các dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất và việc thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Giải pháp nào để thu hút, 'giữ chân' nhân tài cho Thủ đô?

Nhiều đại biểu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, trọng dụng nhân tài. (Ảnh minh họa: Q.Vinh)
(PLVN) - Rất nhiều ý kiến đồng thuận cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có việc bổ sung nội dung riêng Điều 16 trong dự thảo Luật về “Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, mà Luật Thủ đô năm 2012 chưa có. Đồng thời, các ý kiến đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thu hút, “giữ chân” nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô.

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...