Bệnh viện Xanh Pôn cảnh báo bóng bay phát nổ gây bỏng nặng

(PLO) - Ths. BS Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, mỗi năm Bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca nổ bóng bay. Nhiều người thường chủ quan, cho rằng đây là loại đồ chơi cho trẻ em, không nguy hiểm. Nhưng thực tế không như vậy. 
Sau khi kết thúc lễ mừng thọ cho người nhà, chị Dương Thị M. , 34 tuổi ở Hàng Ngang tháo bóng bay trang trí để chia cho các cháu thì bất ngờ chùm bóng bay phát nổ khiến chị bị bỏng toàn bộ khuôn mặt, cổ, ngực và 2 tay.


Ths. BS Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, bệnh nhân Dương Thị M., 34 tuổi, nhập viện trong tình trạng sốc nhẹ, bỏng khá sâu ở vị trí mặt, cổ, ngực, tay.

Trước đó, bệnh nhân  M. trong khi tháo chùm bóng bay sau lễ thượng thọ của người nhà khiến bóng phát nổ. Chùm bóng kép 20 quả lớn và 20 quả nhỏ lồng trong bóng được gia đình mua trang trí cho tiệc sinh nhật 70 của bà. Sau bữa tiệc sinh nhật, mọi người gom bóng lại để mang về cho trẻ em chơi. Khi ra ngoài, M. cùng vài người nữa đang lấy chùm bóng ra khỏi túi bóng thì cả chùm phát nổ, cháy chùm lên mặt, tay của M. 4 – 5 người khác đứng xa hơn nên chỉ bị bỏng nhẹ ở tay. Bác sĩ Thống cho biết, khi 1 quả bóng phát nổ sẽ kéo theo hàng loạt quả bóng dính liền bị nổ theo, gây cháy.

Bệnh viện Xanh Pôn cảnh báo bóng bay phát nổ gây bỏng nặng ảnh 1

Bác sỹ Thống thăm khám cho bệnh nhân bị bỏng bóng bay

Tại khoa Bỏng, hiện cũng có một trường hợp đang điều trị vì bị bỏng khí hydro. Đó là một bệnh nhân nữ 23 tuổi, cô là nạn nhân của bóng bay phát nổ đã điều trị được 15 ngày. Cô gái này cho biết, hôm 14/2, tổ chức tiệc cho công ty, cô mua 55 quả bóng bay bơm khí. Khi cô và một người bạn nữa đưa chùm bóng bay từ sảnh chính vào một phòng nhỏ không có cửa sổ, nóng hơn phòng ở ngoài sảnh chính, thì bất ngờ chùm bóng phát nổ, khiến cô bị cháy xém tóc, mặt và tay. Cô gái đi cùng nhẹ hơn nên được xuất viện trước.

Bệnh viện Xanh Pôn cảnh báo bóng bay phát nổ gây bỏng nặng ảnh 2

Bệnh nhân M sau 3 ngày điều trị

BS Thống cho biết, mỗi năm chúng tôi tiếp nhận hàng chục ca nổ bóng bay. Nhiều người thường chủ quan, cho rằng đây là loại đồ chơi cho trẻ em, không nguy hiểm. Nhưng thực tế nguy cơ là ở chính khí hydro trong quả bóng gây ra. Chỉ cần một sự cọ sát nhẹ, một tàn lửa bay do thuốc lá đều có thể gây cháy, nổ. Khi một quả bóng bay phát nổ kéo theo tất cả quả bóng bay gần đó nổ theo.

BS Thống cảnh báo, việc cho trẻ em chơi bóng bay mà không có sự giám sát của người lớn rất nguy hiểm. Vì trẻ em thường nghịch ngợm, khi chơi chúng có thể đè nén quả bóng hay chơi cạnh những người đang hút thuốc dễ xảy ra tai nạn. Hay một quả bóng bay cũng có thể tự phát nổ do kéo, cọ, hoặc do thời tiết quá nóng, gió to... đều rất dễ gây nổ do khí hydro.

Nổ bóng bay thường không gây bỏng sâu, nhưng khi nổ bóng lại gây hậu quả nặng nề về mặt thẩm mỹ. Như bệnh nhân M., chỉ sau khoảng 2 tuần nữa bệnh nhân sẽ hồi phục nhưng nhiều khả năng để lại di chứng biến đổi sắc tố trên da, chỗ đen, chỗ thâm, chỗ trắng loang lổ. Ở vùng ngực để lại sẹo do đây là vùng tổn thương nặng nhất. Cũng có những bệnh nhân cơ địa sẹo lồi, bỏng sâu gây sẹo lồi co dính.

“Việc biến đổi sắc tố da sau bỏng rất lâu bình phục ảnh hưởng đến thẩm mỹ khá nặng nề”, BS Thống nói.

BS Thống lưu ý, khi cho trẻ chơi bóng cần giám sát để tránh xa lửa, chơi quả nhỏ ít một để không gây sự cọ xát, nổ “cộng hưởng” cả chùm, không mang bóng bơm khí vào trong ô tô. Người bán bóng khi cầm cả chùm bóng lớn cũng phải rất thận trọng sự thay đổi môi trường, cọ xát để phòng nguy cơ nổ. “Việc mang bóng vào ô tô nhiều nhà vẫn chiều con trẻ, rất nguy hiểm bởi môi trường kín, áp lực lớn hơn nên khi xảy ra nổ, sát thương cũng nặng hơn.

Cách sơ cứu bỏng do nổ bóng bay

Bác sĩ Thống – Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, bỏng do nổ bóng bay là một loại bỏng do nhiệt nên khi sơ cứu cũng giống với bỏng nhiệt. Nếu bị cháy quần áo, cần dập tắt lửa cho nạn nhân, làm lạnh vùng bỏng bằng cách tưới rửa, ngâm trong nước sạch, sau đó băng phủ lên chỗ bỏng một lớp gạc sạch rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Người dân cần lưu ý là nếu quần áo bị dính chặt vào chỗ bỏng, không nên kéo quần áo ra sẽ gây trợt da.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.