Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Lấy mảnh gan người sống ghép cho bệnh nhi ung thư

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện ca phẫu thuật nội soi lấy thùy gan trái từ người cho sống để tiến hành ghép gan cho bệnh nhi 5 tuổi (ngụ TP HCM). Đây là ca ghép gan nhỏ tuổi nhất với bệnh lý phức tạp được phẫu thuật tại Bệnh viện 108.

Trước đó, tháng 7/2021, bệnh nhi được phẫu thuật cắt gan do u nguyên bào gan ác tính tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 (TP HCM). Đây là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em. Sau mổ, khối u tiếp tục phát triển ở phần gan còn lại. Bé được điều trị hóa chất 10 chu kỳ ở trong nước và nước ngoài.

Tuy nhiên, khối u không đáp ứng với điều trị, dấu ấn ung thư (AFP) không những không giảm mà tiếp tục tăng rất cao. Khối u khu trú ở gan, lan tràn nhanh, nhiều u cả gan phải và trái, chưa di căn xa nhưng nguy cơ tiến triển rất xấu và tiên lượng tử vong. Các BS cho biết, ghép gan là lựa chọn duy nhất để chữa trị cho trẻ. Gia đình đã đưa trẻ đến BV 108 để tìm cơ hội ghép gan.

Sau 1 tuần ghép, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, tỉnh hoàn toàn, nói chuyện tốt, vận động nhanh nhẹn, ăn ngon miệng, chức năng gan ghép hoạt động tốt.

Sau 1 tuần ghép, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, tỉnh hoàn toàn, nói chuyện tốt, vận động nhanh nhẹn, ăn ngon miệng, chức năng gan ghép hoạt động tốt.

Theo Đại tá TS. Lê Văn Thành, Viện phó Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Gan Mật Tụy, BV 108, đây là ca ghép gan nhỏ tuổi nhất với bệnh lý phức tạp, khó khăn. Thể trạng của trẻ yếu, nặng chưa đầy 15kg do 10 đợt điều trị hóa chất liên tục. Sau điều trị hóa chất, trẻ xuất hiện tình trạng ức chế tủy xương, thiếu máu, bạch cầu giảm.

Sau hội chẩn của hội đồng chuyên môn của BV, ekip ghép gan tiến hành phẫu thuật nội soi lấy 2 hạ phân thùy II & III của gan trái từ người cho sống (cô của bệnh nhi) để tiến hành ghép gan cho bệnh nhi. Phẫu thuật nội soi lấy mảnh ghép là một trong những kỹ thuật khó, đòi hỏi trình độ kinh nghiệm của phẫu thuật viên, trang thiết bị dụng cụ máy móc hiện đại, đồng bộ.

Sau 7 tiếng đồng hồ, ca ghép cho bệnh nhi được thực hiện thành công. Phương pháp này đem lại nhiều lợi ích cho người hiến gan như: Can thiệp ít xâm lấn giúp giảm đau sau mổ tốt hơn mổ mở, thời gian phục hồi nhanh hơn, tính thẩm mỹ cao, trong khi kết quả tương đương với mổ mở. Người hiến gan ra viện khỏe mạnh sau mổ 5 - 6 ngày.

TS Thành cho biết, đây là trường hợp ghép gan nhỏ tuổi nhất được thực hiện tại BV cho đến hiện tại. Ca ghép gan này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, đồng bộ đầy đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị hiện đại, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ekip phẫu thuật, gây mê, hồi sức, ban điều phối, các khoa liên quan cũng như sự ủng hộ, chỉ đạo chặt chẽ của Ban Giám đốc BV.

Sau 1 tuần ghép, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, tỉnh hoàn toàn, nói chuyện tốt, vận động nhanh nhẹn, ăn ngon miệng, chức năng gan ghép hoạt động tốt; các thông số hô hấp, huyết động,… trong giới hạn bình thường.

Đây là lần thứ 3 BV 108 thực hiện ca phẫu thuật nội soi lấy mảnh gan ghép từ người hiến sống để tiến hành ghép gan. Hiện nay, trên thế giới chỉ có một số ít Trung tâm gan, mật và ghép gan tại các quốc gia có nền y học phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc mới có thể thực hiện phẫu thuật nội soi lấy mảnh ghép gan từ người hiến sống.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.