Bệnh viện nào của Hà Nội được phân công điều trị đậu mùa khỉ?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Đa khoa Đống Đa sẽ tiếp nhận cách ly, điều trị các trường hợp mắc đậu mùa khỉ trên địa bàn Hà Nội.

Đây là nội dung có trong văn bản về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ, của Sở Y tế Hà Nội gửi các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội; Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã.

Theo đó, thực hiện Công văn số 5470/BYT-DP ngày 03/10/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai các văn bản của Trung ương, Thành phố về công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.

CDC Hà Nội theo dõi sát tình hình bệnh Đậu mùa khỉ trên thế giới và trong nước, liên tục cập nhật các hướng dẫn phòng, chống dịch của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn liên quan, tham mưu cho Sở Y tế các văn bản triển khai thực hiện các chi đạo của Trung ương, Thành phố, đảm bảo khoa học, hiệu quả, kịp thời, phù hợp, hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc giám sát bệnh Đậu mùa khỉ theo Quyết định số 2265/QĐ-BYT ngày 22/8/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.

Tăng cường công tác kiểm dịch y tế, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn tuyến trên. Tăng cường giám sát từ nguồn (thực hiện truyền thông, hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe, liên hệ ngay với cơ quan y tế khi có triệu chứng nghỉ ngờ đối với người nhập cảnh), giám sát trọng điểm đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt các cơ sở khám các bệnh về da liễu, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

CDC Hà Nội là đầu mối, phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố, liên hệ với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các đơn vị có khả năng xét nghiệm Đậu mùa khỉ (theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế) để được hướng dẫn thu thập, bảo quản, chuyển gửi mẫu bệnh phẩm chẩn đoán Đậu mùa khỉ đối với các trường hợp bệnh nghi ngờ, trường hợp bệnh xác định Đậu mùa khỉ; báo cáo, tham mưu Sở Y tế chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện đối với các đơn vị thuộc ngành Y tế Hà Nội.

Phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra dịch tễ, xử lý dịch đối với các trường hợp mắc, nghi mắc bệnh (nếu có); rà soát, rút kinh nghiệm về hoạt động điều tra, xử lý và triển khai hướng dẫn, tập huấn cho các Trung tâm y tế, Trạm y tế. Tổng hợp, thông báo rộng rãi thông tin đường dây nóng tiếp nhận thông tin về bệnh Đậu mùa khỉ của các Trung tâm y tế, bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội đê người dân thuận tiện, chủ động phối hợp thông tin. Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông và đơn vị liên quan công tác thông tin, truyền thông phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ đảm bảo kịp thời, đầy đủ, khoa học theo khuyến cáo của Bộ Y tế để người dân biết, phối hợp thực hiện.

Đồng thời, CDC Hà Nội tham mưu cho Sở Y tế văn bản trình UBND thành phố và kế hoạch triển khai của ngành Y tế Hà Nội về phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ. Kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ tại các đơn vị; trước mắt tập trung vào công tác giám sát phát hiện, thu thập mẫu bệnh phẩm tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố; báo cáo hàng tuần (trước 18h00 thứ Năm hàng tuần) về số lượng trường hợp nghi ngờ phát hiện, được thu thập mẫu bệnh phẩm, kết quả thực hiện xét nghiệm... về Sở Y tế.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp với Phòng Y tế báo cáo, tham mưu cho UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ. Phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát phát hiện các trường hợp mặc, nghi mặc Đậu mùa khỉ, trọng tâm tại các cơ sở khám, chữa bệnh và người tiếp xúc gần.

Khẩn trương điều tra dịch tễ, xử lý dịch (bao gồm hoạt động cách ly y tế, thu thập mẫu bệnh phẩm chẩn đoán) nhanh chóng đối với các trường hợp dương tính với Đậu mùa khỉ (nếu có); rút kinh nghiệm, bài học ngay từ những trường hợp đầu tiên, để chia sẻ với các đơn vị trong ngành. Phối hợp với CDC Hà Nội tổng hợp thông tin đường dây nóng của đơn vị tiếp nhận thông tin bệnh Đậu mùa khỉ đê thông báo tới người dân. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt công tác truyền thông phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ theo các thông điệp của Bộ Y tế.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác điều trị bệnh nhân mắc Đậu mùa khỉ; tổ chức nghiêm công tác cách ly, điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, không để xảy ra lây nhiễm chéo trong cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt không để xảy ra lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị.

Tăng cường công tác khám, phát hiện các trường hợp mắc, nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ; khi phát hiện phải liên hệ ngay với Trung tâm y tế trên địa bàn và CDC Hà Nội để phối hợp điều tra dịch tễ, thu thập bệnh phẩm và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Tăng cường truyền thông, phổ biến kiến thức cho người bệnh, gia đình người bệnh về các khuyến cáo phòng, chống lây nhiễm bệnh Đậu mùa khỉ để chủ động thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm.

Sở Y tế cũng giao các đơn vị: Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (chuyên khoa đầu ngành Truyền nhiễm) chủ trì, phối hợp với Bệnh viện Da liễu Hà Nội (chuyên khoa đầu ngành Da liễu) tiếp tục cập nhật kiến thức chẩn đoán, phòng, điều trị bệnh nhân nhiễm bệnh Đậu mùa khỉ cho các đơn vị trong ngành; Bệnh viện Đa khoa Đống Đa tiếp nhận cách ly, điều trị các trường hợp mắc Đậu mùa khỉ trên địa bàn Hà Nội, là đầu mối chủ động phổi hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và các cơ quan chuyên môn tuyến trên để cập nhật hướng dẫn, triển khai công tác cách ly, điều trị bệnh nhân mắc Đậu mùa khỉ.

Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội bố trí phương tiện, nhân lực, phối hợp với CDC Hà Nội và các đơn vị liên quan thực hiện vận chuyển các trường hợp áp dụng biện pháp cách ly y tế từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và từ cộng đồng tới cơ sở cách ly điều trị theo phân tuyến của Sở Y tế.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.