Bệnh viện K thông tin chính thức về 10 ca nghi nhiễm COVID-19

Cả 3 cơ sở của bệnh viện K đã tạm thời phong tỏa.
Cả 3 cơ sở của bệnh viện K đã tạm thời phong tỏa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 7/5, Bệnh viện K ghi nhận 6 trường hợp người bệnh và 4 người nhà người bệnh nghi nhiễm COVID-19.  Tất cả những trường hợp này đều điều trị hoặc chăm sóc người nhà tại 1 phòng bệnh thuộc Khoa Ngoại gan – mật – tụy.

Thông tin dịch tễ ban đầu có 01 người bệnh điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Kim Chung chuyển về Bệnh viện K điều trị từ ngày 27/4. Được biết Khoa Ngoại gan – mật – tụy đã được phong tỏa từ ngày 05/05/2021.

Từ ngày 29/4/2021, sau khi xuất hiện ca bệnh lây nhiễm cộng đồng tại Hà Nam, Bệnh viện K đã chủ động, nhanh chóng triển khai các biện pháp sàng lọc COVID-19, rà soát cán bộ, người lao động, người bệnh, người nhà người đã đến/đi/ở/về từ các vùng dịch tễ theo các thông báo của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng.

Bệnh viện K đã xét nghiệm tất cả nhân viên y tế, người lao động, người bệnh, người nhà người bệnh qua vùng dịch tễ và đang triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên, người lao động trong Bệnh viện. 

Trong đó, có 02 nhân viên y tế công tác tại khoa Xạ đầu cổ, khoa Nội 3 là F1 (liên quan đến tiếp xúc với nhân viên y tế của Bệnh viện Nhiệt đới TW) và 01 nhân viên của khoa Nội 6 đi trên chuyến bay VN160 ngày 29/4/2021 cùng chuyên gia Trung Quốc. Tất cả 3 trường hợp nêu trên đã được cách ly theo chỉ đạo của CDC Hà Nội và xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 02 lần âm tính.

Tuy nhiên, có 01 nhân viên là điều dưỡng khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức có tham dự đám cưới ngày 02/5/2021 tại thôn Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nhà hàng Ngọc Anh) được xác định là F2. Điều dưỡng nêu trên, có tham gia kíp mổ của khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy, Bệnh viện đã tiến hành xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 cho nhân viên phòng mổ, bác sỹ phẫu thuật và khoa ngoại Ngoại Gan – Mật – Tụy cùng với Điều dưỡng trên, kết quả cán bộ y tế đều âm tính.

Cụ thể lấy 120 mẫu xét nghiệm, trong đó người bệnh và người nhà là 102 mẫu, nhân viên y tế là 18 mẫu. Kết quả, các mẫu của nhân viên y tế đều âm tính; có 6 mẫu của bệnh nhân và 4 mẫu của người nhà bệnh nhân khoa Ngoại Gan mật tụy nghi nhiễm COVID-19.

Qua điều tra thông tin dịch tễ ban đầu được biết người bệnh B.T.H (63 tuổi, trú lại Tổ dân phố Tây kênh, thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) có nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung từ ngày 31/03/2021 và điều trị viêm gan tại đây trong 01 tháng.

Từ ngày 27/4, bệnh nhân H chuyển sang Bệnh viện K khám và điều trị. Từ khi nhập viện bệnh nhân H chỉ ở trong phòng điều trị. Từ thời điểm nhập viện điều trị tại Bệnh viện K, chỉ có ông L.Đ.C chăm sóc cho bệnh nhân H.

Ngay khi ghi nhận các trường hợp nghi nhiễm COVID-19 Bệnh viện K đã chủ động báo cáo nhanh đến Bộ Y tế, Sở Y tế, CDC Hà Nội, lãnh đạo huyên Thanh Trì để xin ý kiến chỉ đạo.

Từ 5h30 sáng 7/5, Bệnh viện đã chỉ đạo phong tỏa tạm thời tất cả các khoa, phòng; cách ly từng khoa, từng tầng và không tiếp nhận bệnh nhân mới cũng như bệnh nhân ngoại trú, trừ trường hợp cấp cứu đặc biệt.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.