Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương xả thải trái phép ra môi trường suốt nhiều năm

Năm 2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã bị xử phạt về hành vi xả thải trái phép ra môi trường.
Năm 2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã bị xử phạt về hành vi xả thải trái phép ra môi trường.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương lý giải: Số giường bệnh hiện nay đã gấp 2 lần so với thiết kế ban đầu nên hàm lượng Nitơ và Amoniac cao, khó xử lý để đạt được dưới ngưỡng cho phép bằng công nghệ hiện hữu.

Giữa năm 2018, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương bị Tổng cục Thủy lợi  (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49 – Bộ Công an) phát hiện có hành vi xả thải trái phép ra môi trường và bị xử phạt 200 triệu đồng .

Sau đó Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương đã đầu tư để khắc phục, sửa chữa trạm xử lý nước thải.

Tuy nhiên trong báo cáo cuối năm 2020, đơn vị thừa nhận: Hệ thống điện, máy móc và các thiết bị của trạm xử lý nước thải hoạt động còn chưa ổn định.

Bao gồm các sự cố nhỏ trong giai đoạn đầu sau khi được khắc phục, sửa chữa như sau: Các máy bơm đôi lúc không hoạt động hoặc bị quay ngược chiều; Các máy thổi khí chìm tại 03 bể điều hòa thi thoảng bị nghẹt, bị dừng hoạt động; Hệ thống van khóa, đầu nối, đầu bịt … trên đường ống cấp thi thoảng bị rò rỉ, vỡ dẫn đến phải thay thế, khắc phục lại; Bơm định lượng hóa chất  bị tắc, không hoạt động được.

Đồng thời các kết quả quan trắc mẫu nước thải còn 1 - 2 chỉ số còn vượt so với ngưỡng là: Ntổng và NH4+-N. Trong đó đối với Ntổng một số kỳ quan trắc đạt trong ngưỡng cho phép (4/9 lần đạt), còn NH4+-N  vẫn thường gấp 2,1 đến 3,4 lần so với Quy chuẩn.

Đối với những sự cố về hệ thống điện, máy móc và các thiết bị, theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương thì nhà thầu thi công là giải thích như sau:

Do hệ thống máy móc đã cũ, ngâm trong nước gần 10 năm không hoạt động nên việc sửa chữa, khắc phục có nhiều khó khăn, phức tạp vì vậy không thể hoạt động được ổn định ngay được. Các máy bơm, máy thổi khí chìm, máy thổi khí cạn... không được thay mới, chỉ sửa chữa, quấn lại động cơ nên có những hạn chế nhất định khi hoạt động.

Sau những lần điện lực thành phố ngắt điện để sửa chữa theo thông báo thì có một số các pha điện bị đảo dẫn đến các máy bơm bị đảo chiều, phải đấu lại cực cho các động cơ vì đa phần các động cơ này công suất lớn và dùng điện áp 3 pha từ lưới điện thành phố.

Một số nhà vệ sinh ở Khu khám bệnh của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài" (ảnh chụp ngày 16/4)
Một số nhà vệ sinh ở Khu khám bệnh của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài" (ảnh chụp ngày 16/4) 

Về việc một số chỉ tiêu nước thải không đạt chuẩn Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương lý giải: Trạm xử lý nước thải của bệnh viện đa khoa được thiết kế có công suất 500m3/ngày đêm phù hợp với tiêu chuẩn 500 giường bệnh tại thời điểm năm 2008.

Hiện nay số giường bệnh theo kế hoạch của bệnh viện là 900 giường, thực kê có thời điểm trên 1150 giường bệnh. Như vậy, số giường bệnh hiện nay tại Bệnh viện đa khoa tỉnh đã lớn hơn gấp 2 lần so với thiết kế ban đầu nên hàm lượng Nitơ và Amoniac cao, khó xử lý để đạt được dưới ngưỡng cho phép bằng công nghệ hiện hữu. Bên cạnh đó,  đơn vị cho rằng công nghệ Trạm xử lý nước thải của Bệnh viện có từ năm 2000 cũng đã lạc hậu không còn phù hợp.

Trước câu hỏi đến nay Bệnh viện đã được cấp phép xả thải hay chưa, ông Lê Quang Đức – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cho biết: Hiện Bệnh viện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục.

Việc Bệnh viện xả thải trái phép ra môi trường suốt thời gian dài như vậy đã gây hậu quả như thế nào đến môi trường? Ai chịu trách nhiệm và quan trọng nhất là làm thế nào để chấm dứt tình trạng trên là những nội dung cần được làm rõ.

Trước đó, Báo PLVN đã đưa tin về việc người bệnh phản ánh Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương mất nước nhiều ngày liên tiếp. Khiến hàng trăm bệnh nhân cùng người nhà nháo nhác, tại các khu vệ sinh mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.