Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng bị tố tắc trách khiến bệnh nhân chết

Đơn khiếu nại của gia đình
Đơn khiếu nại của gia đình
(PLO) - Cho rằng Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng vô trách nhiệm, lơ đễnh đã không kịp thời cấp cứu, khiến con gái mình chết oan uổng, chị Dương Thị Minh Nguyệt (ngụ đường Phó Đức Chính, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã viết đơn khiếu nại gửi đến Bộ trưởng Y tế, các Cơ quan ban ngành TP. Đà Nẵng.
Chị Nguyệt trình bày, con gái chị tên Nguyễn Thị Phương Vy (28 tuổi). Sáng 14/8, con gái thức dậy chuẩn bị đi làm thì phát hiện có triệu chứng đau đầu, nôn mửa, chân tay lạnh. Chị nghĩ con bị trúng gió nên chỉ đánh dầu, đồng thời gọi người thân tới hỗ trợ. 
Trong thời gian chờ đợi, chị vẫn tiếp tục sơ cứu cho con như người bị trúng gió nhưng Vy mệt hơn. Khoảng nửa tiếng sau, gia đình thấy con gái nguy kịch mới gọi xe cấp cứu. Tuy nhiên, do taxi đi nhầm đường nên phải mất thêm gần 1 tiếng đồng hồ nữa, gia đình mới đưa được cháu vào Khoa cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng. Lúc này là 9h04 phút.
Bệnh án Bệnh nhân Vy lúc nhập viện
Bệnh án Bệnh nhân Vy lúc nhập viện 
Đến 9h57 phút, bác sĩ thông báo với gia đình về tình trạng của cháu Vy bị xuất huyết não. Theo chị Nguyệt, khi đó  cháu Vy vẫn còn cảm giác, biết đau đầu, giật tóc, đạp chân tay. Cụ thể, bố cháu nói “để ba giật tóc cho”, Vy nghe và bỏ tay xuống. 
Vy được chuyển sang Khoa hồi sức cấp cứu. “Ở đây, đội ngủ y, bác sỹ yêu  cầu gia đình về lấy chứng minh nhân dân của cháu để làm thủ tục, nộp tiền viện phí, nộp tiền chụp CT, rồi mới tiến hành. Em của cháu chạy về nhà cách Bệnh viện 5-6 cây số, lấy sang còn xếp hàng dài dằng dặc nộp tiền viện phí... mất thêm 2 tiếng đồng hồ nữa, con gái tôi mới được đẩy đi chụp CT não. Sau 2 tiếng đồng hồ chờ đợi bác sĩ vào cuộc, chụp CT xong, họ thông báo con gái tôi bị xuất huyết tràn não rồi, hôn mê sâu, không cứu được nữa. Lúc đó 12h04 phút”, chị Nguyệt nêu trong đơn.
Bác sĩ chứng minh giờ chụp CT cho Bệnh nhân vào lúc 9h 14 phút (sau nhập viện 10 phút)
Bác sĩ chứng minh giờ chụp CT cho Bệnh nhân vào lúc 9h 14 phút (sau nhập viện 10 phút) 

Nhưng “còn nước còn tát”, gia đình xin cho cháu Vy ở lại điều trị. Bệnh viện đồng ý, yêu cầu nộp thêm 3 triệu đồng nữa để họ điều trị thuốc. Đến sáng hôm sau, Vy tử vong, tim ngừng đập.

Do đó, gia đình chị Nguyệt bức xúc đặt câu hỏi: “9h57 phút đến 12h04 phút, các y bác sĩ ở Bệnh viện Đà Nẵng đã làm gì với tình hình nguy kịch của con gái tôi?. Họ chẳng can thiệp gì cả, ngoài việc cho cháu thở oxy và truyền nước. Tôi tưởng, trường hợp cấp cứu khẩn cấp đối với người xuất huyết não là phải tính từng giây từng phút chứ?. Sao lại để con tôi nằm im lìm trong phòng hồi sức cấp cứu 2 tiếng đồng hồ, chỉ vì chờ nộp tiền?. 2 tiếng đồng hồ bị bỏ mặc ấy đủ để cháu xuất huyết tràn não, hôn mê sâu, không cứu được, cần gì tôi phải đưa cháu đến bệnh viện...”.

Lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng trả lời PLVN về vụ việc
Lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng trả lời PLVN về vụ việc 

Liên quan đến vấn đề này, trưa 20/8, bác sĩ Nguyễn Ngọc Bá, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng; bác sĩ Lê Đức Nhân, Phó giám đốc Bệnh viện đã có cuộc trao đổi với PLVN. Theo bác sĩ Nhân và Bá, quá trình cấp cứu và tiến hành các thủ tục liên quan đến bệnh nhân là 2 việc hoàn toàn tách rời, không dính dáng đến nhau. Bệnh nhân Vy nhập viện lúc 9h04 phút, ngay sau đó các y bác sĩ cấp cứu lập tức cho tiến hành thăm khám, điều trị. Cụ thể, kết quả chụp CT đã thể hiện 9h 14 phút. Còn các thủ tục giấy tờ cần thiết do bộ phận hành chính đảm nhận. “Bệnh nhân có chứng minh thư, có bảo hiểm y tế… hay không, hoàn toàn không liên quan đến kíp bác sĩ đang làm việc bên trong. Tuy nhiên, có thể do bộ phận hành chính đặt câu hỏi và trả lời theo mô típ cứng nhắc khiến gia đình nạn nhân hiểu nhầm”, bác sĩ Nhân khẳng định.

Bác sĩ Nhân phân tích thêm, cháu Vy còn trẻ, Bệnh viện cũng vô cùng thương tiếc và hiểu được nổi lòng của người nhà. Nhưng Vy nằm trong trường hợp đột quỵ não do xuất huyết, phát hiện chậm trễ. Thể này đặc biệt nguy hiểm, xác suất tử vong cao. Ghi nhận ở các nước trên thế giới, 50% trường hợp tương tự chưa đưa tới Bệnh viện đã tử vong; 25% xảy ra tại Bệnh viện không qua khỏi; 25% cứu được nhưng di chứng để lại nặng nề. 

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.