Bến Tre cần 352 tỷ đồng để xây dựng hồ chứa nước ngọt có quy mô lớn nhất khu vực ĐBSCL

(PLVN) - Nhằm giúp người dân vùng bãi ngang, ven biển giảm bớt khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, sản xuất mùa khô, tỉnh Bến Tre đang xúc tiến xây dựng hồ chứa nước ngọt Lạc Địa, tại  xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Đây là hồ dự trữ nước ngọt có quy mô lớn nhất khu vực ĐBSCL để ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Theo Ban Quản lý Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, Dự án xây hồ Lạc Địa kết hợp với khu tái định cư và xây khu di tích Lạc Địa dự kiến đầu tư nguồn kinh phí khoảng 352 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương hỗ trợ. Dự án này được triển khai xây dựng trên diện tích hơn 120 ha đất vùng  thấp có hiệu quả sản xuất không cao; Trong đó có 60% diện tích là khu hồ trữ nước ngọt, phần còn lại là: Khu đất ở tái định cư; Khu căn cứ cách mạng Bưng Lạc Địa, diện tích cây xanh, đường giao thông.

Hồ Lạc Địa có sức chứa 1,3 triệu m³, có khả năng cung cấp nước sinh hoạt và ăn uống cho gần 60.000 hộ  dân trong huyện Ba Tri với 535.900 m³ nước/ ngày; Hỗ trợ nước uống cho 149.700 gia súc, và 600 cơ sở  sản xuất kinh doanh, đơn vị hành chính... Có thể nói dự án Hồ chứa nước Lạc Địa kết hợp với các công trình kèm theo sẽ tạo bức phá cho khu vực này nhất là thu hút khách tham quan du lịch. 

Ông Nguyễn Văn Điền, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết: Dự án thuộc các công trình “ Ứng phó với hạn mặn” nên cần sớm triển khai để đến năm 2025  sẽ hoàn thiện. Từ nay đến cuối năm 2020, tỉnh sẽ hoàn thành việc lập hồ sơ, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư và trình cấp TW duyệt kinh phí đầu tư. Do là tỉnh nghèo gặp khó khăn về nguồn vốn nên rất cần được sự quan tâm, chấp thuận chi hỗ trợ của các Bộ, ngành TW, đồng thời phía người dân vùng dự án nên chia sẻ với dự án, sớm bàn giao mặt bằng để tiến hành thi công. 

Cùng với hồ chứa nước Kênh Lấp tại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, khi xây dựng hoàn thành hồ Lạc Địa sẽ giúp người dân ở các huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, tỉnh Bến Tre không còn thiếu nước ngọt sinh hoạt mùa khô như thời gian qua./.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.