Bé trai lớp 3 đang thoi thóp, khẩn thiết mong được nhận tim hiến tặng

Cầu mong có "phép màu" để con được ghép tim giống như bệnh nhân của Bệnh viện Việt Đức đã được làm.Ảnh NVCC
Cầu mong có "phép màu" để con được ghép tim giống như bệnh nhân của Bệnh viện Việt Đức đã được làm.Ảnh NVCC
(PLVN) - Gia đình chị Đỗ Lệ Thủy (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) mong cộng đồng lan tỏa thông tin, để trái tim bé Trần T. A (tên ở nhà là Bo), con trai chị, có cơ hội được "tái sinh"...

"Nhìn con yếu dần, tim tôi đau lắm"

Trần T.A sinh năm 2015, học lớp 3, vốn là nam sinh ngoan ngoãn, hoà đồng, năng động. Nhưng hơn 1 tháng nay, thay vì cùng bạn bè trang lứa vui vẻ cắp sách tới trường, thì T.A lại phải chống chọi với căn bệnh quái ác. Bé Bo bị suy tim mà không rõ nguyên nhân, sức khỏe giảm sút nhanh.

Bé Bo cần thay tim. Gia đình đã liên hệ với các bệnh viện, với Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) để chờ mong một “phép màu”. “Nhìn con yếu dần, tim tôi đau lắm”, chị Thủy chia sẻ. "Thực sự rất đau lòng khi một người mẹ phải viết ra những dòng này nhưng giờ đây tôi sẵn sàng làm mọi cách để có thể cứu sống con trai của mình".

Nhìn ảnh con ngày nhỏ vui cười, chị Thủy không ngăn nổi nước mắt. "Trước khi suy tim, con chưa từng có dấu hiệu, triệu chứng gì, hầu như không ốm đau thuốc thang bao giờ. Bo năng động, thông minh và tự giác, lại quan tâm tới mọi người nên ai cũng yêu quý.

Ngày 7/8/2023, con chỉ bị đau bụng rồi đi khám sau đó được bác sĩ kê thuốc tiêu hoá và về theo dõi. Khi đó, Bác sĩ nói cũng không loại trừ liên quan đến tim, cần theo dõi triệu chứng, nếu thấy khó thở thì nhập viện gấp.

Đến ngày 22/8, con khó thở, gia đình vội vã đưa bé đến bệnh viện cấp cứu. Khi được đưa vào phòng riêng, con tỉnh táo. Hôm sau con mượn điện thoại bác sĩ gọi cho bố mẹ ở bên ngoài phòng chờ, còn động viên bố mẹ: con không sao, chỉ hơi buồn một tí. Con còn lo bố mẹ không biết có chỗ ngủ không? Sau đó 3 ngày, ngày 25/8, con được ra phòng hồi sức, truyền thuốc trợ tim liên tục 24/24 và cho bố mẹ vào chăm".

Những tưởng con chỉ là bị nhẹ và sẽ không sao, vợ chồng chị Thủy bàng hoàng, "đứt từng khúc ruột" khi các bác sĩ thông báo kết quả con suy tim nặng, tim giãn nặng, chỉ đáp ứng được 1/3. “Lúc đó, con hoàn toàn tỉnh táo, đọc truyện, chơi với mẹ, hỏi han mọi người… như bình thường. Chỉ phải nằm tại giường và truyền thuốc, theo dõi nhịp tim, ai mà nghĩ con lại như thế”, chị Thủy không ngăn được giọt nước trên đôi mắt thâm quầng.

Qua theo dõi, bác sĩ nói bé T.A khả năng đáp ứng thuốc không tốt, không tiến triển, sau đó điều chỉnh thuốc. Hiện mỗi ngày với gia đình chị là những ngày thấp thỏm, lo âu và buồn đau.

“Khoảng hơn 13h ngày 8/9, con đột ngột ngừng tim, co giật, chuyển vào phòng cấp cứu, được cấp cứu, truyền các thuốc trợ thở, tim. Bác sĩ nói tiên lượng rất xấu, không biết duy trì được bao lâu. Tôi cảm thấy nỗi đau trong tim con giờ lan cả vào tôi vậy, đau lắm”, chị Thủy nghẹn ngào.

Chờ đợi một “phép màu”

Bị suy tim mà không rõ nguyên nhân và chỉ trong thời gian rất ngắn, bệnh tình của T.A đã chuyển biến rất xấu, bé phải thở máy. Ngày 13/9, do sức khỏe yếu nên bé Bo phải nằm chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện.

Bệnh viện thông báo phải được ghép tim thì mới có cơ hội sống tiếp.

Các bác sĩ cho T.A dùng thuốc an thần để hạn chế mọi hoạt động tránh ảnh hưởng đến sức ép của tim, chạy máy chờ cơ may được ghép tim.

Theo thông tin gia đình, bệnh viện cũng đã liên hệ với Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế) để tìm nguồn hiến tạng phù hợp.

“Cứ một giờ trôi qua thì cơ hội sống của con cũng giảm dần. Con nằm trong phòng cấp cứu nên mỗi ngày tôi chỉ được nhìn con 1,2 phút qua cửa kính. Nhìn con thoi thóp khi cơ hội sống giảm dần đi mỗi giờ. Nước mắt tôi đã cạn khô rồi. Tôi và gia đình mong lắm một “phép màu” để có được một trái tim khỏe mạnh thay thế, cho con được tiếp tục mạnh khỏe, học hành”, chị Tủy chia sẻ.

Gia đình đang khẩn thiết mong cộng đồng lan tỏa thông tin, đồng thời ngóng tin từ Bệnh viện và Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, hy vọng bé T.A được hiến tặng tim.

“Điều này thật sự quá khó khăn nhưng chúng tôi vẫn hy vọng, vì đây là cách duy nhất để cứu sống con. Chúng tôi đã rất hy vọng vào sự lan tỏa thông tin từ cộng đồng mạng xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người tốt bụng, cho con tôi có cơ hội được sống”, chị Thủy nói.

Thông tin của bé Trần T.A: Sinh năm 2015, nặng 30 kg, nhóm máu B Rh+

Thông tin gia đình mong nhận được qua anh Đỗ Mạnh Chung, số điện thoại: 0977377088 (cậu ruột của bé).

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chụp hình lưu niệm với lãnh đạo TP Hải Phòng. (Ảnh trong bài: QA-TL)

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân - ghi nhận từ Hải Phòng - Bài 1: Kịp thời thể chế hóa các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cảng

(PLVN) - Với vai trò là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, ngay sau khi Bộ Chính trị có Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/1/2021 về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2045; Quốc hội có Nghị quyết 35/2021 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, HĐND TP Hải Phòng đã kịp thời có những nghị quyết thuộc thẩm quyền để triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Đọc thêm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chúng ta có thể tạo ra một xã hội công bằng và bao dung hơn cho tất cả mọi người

Bạn Kiều Hồng, là một thành viên trong cộng đồng người chuyển giới.
(PLVN) - Trong những năm qua, các vấn đề về bình đẳng giới đang ngày càng được nhiều người quan tâm, thể hiện rõ nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên thông tin về ngăn chặn bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, một bộ phận cộng đồng LGBT dường như đang bị bỏ ngỏ trước nhiều vấn đề bình đẳng giới.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.