Bé sơ sinh 24 ngày tuổi viêm phổi vì bệnh sởi

Bé sơ sinh mới 24 ngày tuổi đã mắc sởi, phải nhập viện điều trị vì biến chứng viêm phổi. Đây là ca mắc sởi nhỏ tuổi nhất mà khoa Nhi (BV Bạch Mai) từng ghi nhận. Tại BV Nhi TƯ, ca mắc sởi nhỏ nhất là trẻ 2 tháng tuổi.
Ca mắc sởi nhỏ tuổi nhất
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, trong đợt dịch này tại khoa có  đến trên 60% trẻ mắc sởi có biến chứng phải nhập viện điều trị là trẻ dưới 1 tuổi, trong đó khá nhiều trẻ mới được 2 - 3 tháng tuổi. Bệnh nhi sơ sinh 24 ngày tuổi mắc sởi là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất khoa từng tiếp nhận từ trước đến nay.
Ngày 24/2, bé Nguyễn Văn Phúc (24 ngày tuổi,  Hai Bà Trưng, Hà Nội) được gia đình đưa vào BV Bạch Mai khám trong tình trạng sốt, ho, viêm long đường hô hấp, xuất viện ban rải rác vùng mặt. Bệnh nhi được chỉ định nhập viện với chẩn đoán viêm phổi do biến chứng của sởi.
Trên 60% trẻ bị biến chứng sởi nhập viện điều trị là trẻ dưới 1 tuổi. Trong đó, cá biệt có ca là bé sơ sinh mới 24 ngày tuổi đã bị nhiễm sởi. Ảnh minh họa: H.Hải
Trên 60% trẻ bị biến chứng sởi nhập viện điều trị là trẻ dưới 1 tuổi. Trong đó, cá biệt có ca là bé sơ sinh mới 24 ngày tuổi đã bị nhiễm sởi. Ảnh minh họa: H.Hải 
Người nhà bệnh nhi cho biết, trước khi nhập viện 14 ngày (khi được 10 ngày tuổi) bệnh nhi đã có một đợt xuất hiện các triệu chứng khò khè, thở nhiều đờm xanh vàng, ho húng hắng. Điều trị tại phòng khám tư một đợt sau 5 ngày bé đã khỏi bệnh thì đến đêm 23/2 trẻ tự dưng sốt, xuất hiện rải rác vùng mặt gia đình đã đưa đi khám và phải nhập viện điều trị vì viêm phổi.
Theo BS Nguyễn Thành Nam (Khoa Nhi, BV Bạch Mai), bé Phúc nhập viện với những biểu hiện lâm sàng điển hình của sởi là viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc, đi ngoài, ban dạng sởi toàn thân và bị viêm phổi. Người mẹ trẻ sinh năm 1985 không nhớ bản thân đã được tiêm phòng hay mắc sởi chưa. Khu vực xung quanh nhà ở của bệnh nhân có nhiều bệnh nhi mắc sởi.
“Bình thường, viêm phổi ở trẻ sơ sinh đã nặng, diễn tiến nhanh hơn trẻ lớn rất nhiều, viêm phổi trên nền bệnh nhân sởi do suy giảm miễn dịch sẽ càng nặng nề hơn. Bệnh nhi được điều trị, theo dõi chặt chẽ trong suốt thời gian nằm viện. Sau 8 ngày, tình trạng bệnh nhi dã ổn định, được xuất viện sáng 4/3”, BS Nam cho biết.
Tại BV Nhi Trung ương, cũng ghi nhận nhiều bệnh nhi 2 - 3 tháng tuổi mắc sởi. Tỉ lệ trẻ dưới 2 tuổi là chiếm đại đa số, hầu hết chưa tiêm phòng vắc xin. Theo BS Lâm, với đối tượng mắc là trẻ dưới 1, ban sởi không không điển hình, chăm sóc khó khăn hơn, dễ bị bội nhiễm gây biến chứng viêm phổi hơn và việc điều trị viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng phức tạp, nguy hiểm, kéo dài hơn ở trẻ lớn.
Khốn khổ vì cả nhà mắc sởi
Tại các bệnh viện cũng xuất hiện nhiều chùm ca bệnh trong cùng một gia đình. Tại khoa Nhi, hiện đang điều trị cho hai chị em ruột (bé trai 2,5 tháng tuổi, chị gái 2,5 tuổi) cùng bị biến chứng viêm phổi. Mẹ của bé cũng bị lây sởi trong quá trình chăm sóc con và hiện đang nằm tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Anh Dũng, bố hai bé cho biết, lúc đầu chỉ là bé trai 2,5 tháng tuổi bị sởi và biến chứng viêm phổi phải nhập viện, cả nhà đã thống nhất mẹ phải vất vả chăm con trong viện, cách ly hẳn với chị vì sợ lây. Bố chỉ hỗ trợ chạy đi chạy lại “vòng ngoài” như tiếp đồ, đóng tiền viện phí, đi đưa các xét nghiệm và chăm con ở nhà. Thế nhưng nhưng con nhỏ chưa kịp khỏi thì mẹ xuất hiện các triệu chứng sởi, viêm phổi và phải điều trị tại BV Nhiệt đới Trung ương. Chưa kịp xong hai mẹ con, cô con gái 2,5 tuổi ở nhà cũng mắc bệnh, viêm phổi và phải nhập viện điều trị.
Một chùm ca bệnh khác mẹ lây con hiện cũng đang điều trị tại khoa, tuy nhiên em bé biến chứng viêm phổi rất nặng, hiện vẫn đang phải thở máy.
Theo BS Đỗ Tuấn Anh (Khoa Nhi, BV Bạch Mai), bình thường trẻ dưới 9 tháng tuổi thường ít mắc bệnh sởi do giai đoạn này trẻ đang được bú sữa mẹ, trong sữa mẹ có miễn dịch truyền sang cho trẻ. Nhưng với những người mẹ chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch kém trẻ cũng không được nhận miễn dịch từ mẹ, trong khi đó, nguy cơ lây nhiễm vi rút sởi rất cao khi mà trong cộng đồng dịch sởi đang xảy ra. Vì thế những trẻ dưới 9 tháng (chưa đến tuổi tiêm vắc xin phòng sởi) vẫn bị sởi là chuyện không có gì là cá biệt.
Thậm chí có những đứa trẻ vừa sinh ra đã lây sởi, lây thủy đậu từ mẹ (đến đúng thời điểm sinh con thì ba mẹ mắc các bệnh này). Dù vậy, số này không chiếm nhiều trong tổng số trẻ bị sởi được ghi nhận, là cá biệt, ít gặp. Ca sơ sinh 24 ngày tuổi đã mắc sởi cũng là ca bệnh nhỏ tuổi nhất lần đầu tiên khoa ghi nhận.
Để phòng bệnh cho trẻ, tích cực cho trẻ bú sữa mẹ, cần cách ly, hạn chế tiếp xúc với người sốt phát ban, tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất; khi chăm sóc trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng…
Tuy nhiên, rất khó để thực hiện được cách ly hoàn toàn trẻ để phòng lây lan. Bởi trong môi trường ẩm ướt như hiện nay, thời gian vi rút sởi sống trong không khí lâu hơn. Việc di chuyển, đi lại của những người chăm sóc bé, vi khuẩn có thể bám vào quần áo, bám trên da… và lây truyền cho trẻ. Vì thế, việc tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo ở trẻ nhỏ là rất cần thiết. Còn với nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa đủ tuổi tiêm phòng, các bà mẹ không nên quá lo lắng bởi tỉ lệ gặp bệnh thấp. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt, viêm long đường hô hấp, phát ban thì cần đưa trẻ đi khám, theo dõi chặt chẽ theo hướng dẫn của thầy thuốc, kịp thời đưa trẻ đến viện khi có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng, nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Sởi có thể tấn công bất cứ ai chưa có miễn dịch (chưa được tiêm phòng hoặc chưa mắc sởi), vì người phụ nữ tuổi sinh sản chưa từng mắc sởi, chưa được tiêm vắc xin sởi nên tiêm phòng vắc xin.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.