Bế mạc cuộc thi KHKT cấp quốc gia học sinh trung học

Bế mạc cuộc thi KHKT cấp quốc gia học sinh trung học
(PLVN) - Chiều 27/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức bế mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2020-2021.

Tại lễ Bế mạc, Ban Tổ chức cuộc thi đã trao 91 giải, chiếm 64,5% tổng số dự án tham gia cuộc thi; trong đó, có 12 giải Nhất, 19 giải Nhì, 26 giải Ba và 34 giải Tư.

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao tặng 30 giải triển vọng; tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo, tổ chức cuộc thi; Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen các giáo viên hướng dẫn có học sinh đạt từ giải Ba trở lên.

Tham dự cuộc thi năm nay có 69 đơn vị với 141 dự án của 262 học sinh; trong đó cấp Trung học phổ thông có 113 dự án với 210 học sinh, cấp Trung học cơ sở 28 dự án với 52 học sinh. Riêng đơn vị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương thi trực tuyến do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức, các dự án dự thi năm nay rất phong phú. Nhiều đề tài đã tiếp cận những vấn đề lớn mà xã hội quan tâm như y tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ động thực vật... Bên cạnh đó, đa số các đề tài đều có sự đầu tư đáng kể về hình thức và nội dung, các học sinh đã phát huy tối đa khả năng sáng tạo cũng như trang bị kỹ năng trình bày thành quả nghiên cứu khoa học của mình.

12 giải Nhất của cuộc thi này đã được Ban Tổ chức đã theo từng lĩnh vực, tham gia vòng trình bày dự án và thuyết trình bằng tiếng Anh để tham dự Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc tế. Năm nay sẽ có 7 dự án cấp quốc gia được lựa chọn để tham gia Cuộc thi cấp quốc tế tại Mỹ, dự kiến diễn ra vào đầu tháng Năm tới.

Đây là năm thứ 9, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học, nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học kỹ thuật và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống, góp phần thực hiện giáo dục tích hợp khoa học-công nghệ-kỹ thuật-toán.

Cuộc thi cũng nhằm góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực-phẩm chất của học sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng dạy và học trong các cơ sở giáo dục trung học; góp phần chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới../.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?