Vi phạm cách ly y tế: Có nên tăng mức độ xử lý, xử phạt?

Vi phạm cách ly y tế: Có nên tăng mức độ xử lý, xử phạt?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua liên tục phát hiện nhiều công dân trốn khỏi khu cách ly tập trung, nhiều người ra, vào trái phép tại các khu vực phong tỏa do COVID-19. Nhiều quan điểm cho rằng việc xử lý, xử phạt hành chính với những người này vẫn là quá nhẹ, thiếu tính răn đe. 

Ngày 19/5/2021, Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, qua công tác tuần tra, kiểm soát trên địa bàn đã phát hiện trường hợp trốn khỏi khu cách ly về bán hàng ở chợ Nam Trung Yên, phường Trung Hòa. Người vi phạm là N.T.S, sinh sống ở địa phương. Hiện tại, các đơn vị chức năng của phường Trung Hòa cũng đã lập biên bản xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Tại Hải Dương, sáng 22/5/2021, Bí thư Đảng ủy phường Trần Phú, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương Trịnh Thị Hạnh cho biết, địa phương vừa ký quyết định xử phạt số tiền cao nhất thuộc thẩm quyền cấp phường với một người bán rượu dạo do người này có hành vi lẻn theo xe rác vào khu phong tỏa để thu nợ.

Cụ thể, vào khoảng 17h40 ngày 21/5, bà Đỗ Thị Mười trú tại xã Nam Hồng, huyện Nam Sách đã bám theo xe thu gom rác của Công ty Môi trường và đô thị để lẻn vào khu phong tỏa Gốc Mít. Khu vực này, trong 3 ngày gần đây có hơn 10 ca nhiễm COVID-19 và được xác định là ổ dịch phức tạp tại Hải Dương. Bà Mười mới vào khu phong tỏa được chừng 10m thì bị tổ trực chốt phát hiện. Lực lượng chức năng đưa bà này về trụ sở UBND phường Trần Phú để làm việc. Bà Mười bị chính quyền sở tại xử phạt 3 triệu đồng vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện tự cách ly y tế 21 ngày theo quy định. 

Nhiều người trở về từ vùng dịch nhưng không chịu lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 20/5/2021, một clip được đưa lên mô tả vụ việc hai người (một nam, một nữ) không hợp tác, thậm chí có thái độ chống đối khi đội ngũ nhân viên y tế đến lấy mẫu xét nghiệm để sàng lọc COVID-19 trên địa bàn xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Được biết, gia đình này có người vừa trở về từ tâm dịch Bắc Giang, thời điểm đó, các nhân viên y tế tới gia đình để lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, nhưng nam thanh niên cùng phụ nữ trung niên trong clip không những không hợp tác mà còn đuổi các nhân viên y tế ra khỏi nhà, mặc dù đã được các nhân viên y tế giải thích đây là quy định đối với những trường hợp trở về từ vùng có dịch. Ngay sau đó, tổ công tác đã tăng cường lực lượng đến thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, động viên, tư vấn… Sau đó hai người này đã hiểu và chấp hành việc lấy mẫu để xét nghiệm, cũng như áp dụng phương án cách ly tại nhà theo quy định.

Mới đây, Tỉnh ủy Thanh Hoá đã yêu cầu công an củng cố hồ sơ, xử lý hình sự hai công nhân từ vùng dịch trở về song khai báo thiếu trung thực, vi phạm cách ly. Động thái này được đưa ra sau khi địa phương này xuất hiện 4 ca lây nhiễm cộng đồng có yếu tố dịch tễ từ tỉnh ngoài. Trường hợp thứ nhất là nam công nhân 25 tuổi, quê ở xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, làm nghề xây dựng tự do và ở trọ tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội. Trường hợp thứ hai là bệnh nhân 4616, 27 tuổi, làm việc tại Công ty Crystal Martin, khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang; quê xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc.

Ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - cho biết, hai bệnh nhân nói trên khi trở về địa phương đã không thực hiện nghiêm quy định về cách ly, khai báo y tế, “có biểu hiện khai báo không trung thực, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm rất lớn trong cộng đồng”. 

Về vấn đề vi phạm cách ly y tế, Luật sư Vũ Văn Biên - Giám đốc Công ty Luật TNHH An Phước - nêu quan điểm, về mặt bản chất, cách ly là việc làm để đảm bảo việc ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro lây nhiễm cho cộng đồng. Vì thế, nếu những trường hợp sau đó không xác định họ là F0, tức là không có hậu quả xảy ra khi họ trốn khỏi khu cách ly thì có thể xử phạt hành chính. Trong trường hợp họ trở thành F0 và có hậu quả xảy ra tức là làm lây nhiễm bệnh cho cộng đồng thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự.

Tuy nhiên, theo Luật sư Vũ Văn Biên, thực tế trước tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì việc xử phạt hành chính đối với trường hợp này là không đủ tính chất răn đe, cần phải đề xuất theo hướng xử lý hình sự. 

“Bởi cứ thử hình dung trốn ra khỏi khu cách ly, họ đi vài tỉnh thì công tác truy vết, cách ly lại phải được thực hiện. Khi đó, có khi vài trăm người, vài nghìn người phải cách ly. Nhà nước thiệt hại, người dân thiệt hại. Đó cũng là hậu quả xảy ra, chứ không nhất thiết là cứ phải dịch bệnh mới là hậu quả, bởi vì thiệt hại về kinh tế là rất rõ ràng. Hậu quả kinh tế cho Nhà nước, tức nhân lực, vật lực. Người dân tiếp xúc với người trốn cách ly phải cách ly thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống, đến phát triển kinh tế nói chung. Nó được thực hiện với lỗi cố ý. Do đó, nên tăng nặng trách nhiệm hình sự mới đảm bảo tính chất răn đe được, chứ cứ như thế này thì đối với họ, họ nghĩ là một vài triệu đồng đối với họ không phải là vấn đề lớn…” - Luật sư Vũ Văn Biên phân tích.  

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.