Bám trụ vị trí thứ 3, bất động sản duy trì thứ hạng thu hút FDI

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù vẫn tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 nhưng con số này đang thấp hơn nhiều so với mức thu hut FDI đạt được của lĩnh vực kinh doanh, bất động sản vào cùng kỳ năm 2020 với 2,87 tỷ USD.
Bất động sản duy trì vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng thu hút FDI. (Ảnh minh họa)
Bất động sản duy trì vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng thu hút FDI. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra là do tác động của dịch bệnh khiến việc dịch chuyển khó khăn cũng ảnh hưởng đến việc khảo sát thực địa cũng như đưa ra quyết định của nhà đầu tư. Do đó, duy nhất chỉ có lĩnh vực bất động sản công nghiệp vẫn được kỳ vọng là điểm sáng trong tâm dịch.

Mặc dù vậy, theo dữ liệu của Savills Hong Kong (Trung Quốc), Việt Nam vẫn là địa điểm đầu tư thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới được nâng hạng đánh giá tích cực bởi cả ba tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế bao gồm Moody’s, S&P và Fitch.

Các nhà đầu tư nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore có chiến lược mở rộng và đa dạng hoá kênh đầu tư cũng tìm đến các thị trường mới nổi hoặc những thị trường cận biên như Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận – các chuyên gia của Savills phân tích.

Đánh giá về “điểm sáng” bất động sản công nghiệp, các chuyên gia nhận xét, hiện thu hút FDI vào Việt Nam vẫn khả quan và kỳ vọng vào sự ra đời của nhiều nhà máy sản xuất lớn tại nhiều khu vực trong cả nước. Đây chính là cơ sở thuận lợi để bất động sản công nghiệp tiếp tục phát triển, duy trì ưu thế trên thị trường.

Công ty Savills Việt Nam dẫn chứng, mặc dù những tháng đầu Việt Nam phải chống chọi với diễn biến phức tạp của dịch bệnh nhưng thị trường bất động sản công nghiệp vẫn chứng kiến nhiều dấu hiệu tích cực như các thương vụ mua bán sáp nhật doanh nghiệp cũng như sự gia tăng các diện tích đất công nghiệp mới.

Điển hình là những nhà máy sản xuất có quy mô lớn nhất trong 2 quý đầu của năm 2021 là những dự án được đầu tư bởi các nhà đầu tư Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore tại hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang.

Phân tích chung về thị trường, ông John Campbell, Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam cho rằng, tính theo khu vực thì phía Bắc nhận được phần lớn các khoản đầu tư mới đăng ký vào lĩnh vực sản xuất lên đến 1,97 tỷ USD, chiếm 64% thị phần. Tiếp theo là khu vực phía Nam với 728 triệu USD, tương đương 23% và khu vực miền Trung thu hút 395 triệu USD, khoảng13%.

Đón đầu cơ hội, Việt Nam đã chủ động chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản các khu công nghiệp, đầu tư, đưa vào sử dụng hàng nghìn km đường cao tốc liên vùng, giúp thúc đẩy sự giao lưu kinh tế – văn hóa thuận tiện giữa các vùng trong cả nước.

Chính vì thế, yêu cầu đầu tư phát triển bất động sản công nghiệp đang là cơ sở tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp và nền kinh tế trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Đây là những điểm nổi bật làm giúp cho thu hút FDI của Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản vẫn duy trì thứ hạng.

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh, một trong những nguyên nhân để dòng vốn FDI tiếp tục rót vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam là sự ổn định về chính trị vững chắc, đoàn kết và quyết tâm phòng chống, khống chế dịch COVID. Đặc biệt, Việt Nam vẫn duy trì nền kinh tế tăng trưởng dương, lạm phát ổn định, thị trường tài chính tiền tệ không biến động lớn... Những yếu tố tích cực của kinh tế vĩ mô đã giúp thị trường bất động sản Việt Nam giữ được sự ổn định cần thiết.

Mặt khác, quá trình đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra với tốc độ cao, dân số đô thị tăng nhanh, nhất là tại các đô thị lớn. Cùng đó, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng nên nhu cầu phát triển về nhà ở vẫn còn nhiều dư địa trong tương lai. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về văn phòng, căn hộ cho thuê, khách sạn và công trình thương mại cũng đang tăng nhanh, nhất là nhu cầu thuê căn hộ, khách sạn phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế tại các đô thị lớn cũng như các khu du lịch trên địa bàn cả nước.

Một điểm sáng đáng ghi nhận tác động tích cực đến thu hút FDI của Việt Nam chính là việc cải thiện môi trường đầu tư, liên tiếp được các tổ chức quốc tế nâng hạng về môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh. Nhờ đó, thị trường bất động sản vẫn thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư quốc tế.

Các chuyên gia nhận xét, việc tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do và mới đây nhất là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… khiến nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, các nhà đầu tư quốc tế đang rất quan tâm tới Việt Nam và cho rằng, hiện môi trường đầu tư tại Việt Nam đang được cải thiện so với nhiều năm trước. Việt Nam đang nắm giữ các lợi thế lớn về môi trường đầu tư, chính trị ổn định, chính sách quản lý vốn hấp dẫn với đầu tư nước ngoài. Ngay cả trong giai đoạn dịch COVID-19 có nhiều tác động không mấy khả quan lên thị trường toàn cầu thì Việt Nam vẫn hoạt động tốt hơn hơn nhiều thị trường khác.

Tuy vậy, ông Matthew Powell cho rằng, các nhà đầu tư và phát triển bất động sản nước ngoài vẫn sẽ đối mặt với những thách thức nhất định khi tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam. Bởi khó khăn của nhà đầu tư còn liên quan đến chất lượng đầu tư và khả năng tiếp cận.

Với các nhà đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng chất lượng như đường xá, hải cảng và hệ thống đường sắt vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện một số địa phương có không gian kinh tế tốt nhưng lại gặp hạn chế về cơ sở hạ tầng, gây khó khăn trong việc tiếp cận nguyên vật liệu hoặc gặp nhiều vấn đề trong khâu vận chuyển sản phẩm.

Trước đây, doanh nghiệp FDI thường tự đầu tư và xây dựng dự án nhưng nay họ đang có xu hướng hợp tác với các đơn vị uy tín trong nước để tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả cao hơn. Việc thu hút vốn, kỹ thuật, nhà đầu tư nước ngoài có chất lượng, tầm nhìn và khách hàng quen thuộc ở các nước có nền kinh tế phát triển sẽ đảm bảo hiệu quả đầu tư lâu dài cho các dự án. Đặc biệt, việc liên kết này còn tạo cho thị trường bất động sản luồng sinh khí mới, tạo ra đầu tư thực chất, gắn đầu tư với sản xuất, kinh doanh thực – chuyên gia này phân tích.

Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.