Bay thẳng sang Mỹ: Không dễ!

An toàn và tính cạnh tranh là hai vấn đề nan giải khi hàng không Việt Nam bay thẳng Mỹ.
An toàn và tính cạnh tranh là hai vấn đề nan giải khi hàng không Việt Nam bay thẳng Mỹ.
(PLVN) - Nhiều hãng hàng không Việt Nam (HKVN) đều muốn bay thẳng sang Mỹ, tuy nhiên thực tế phải đối mặt với nhiều khó khăn về pháp lý cũng như rủi ro tài chính.

Hãng bay nào đủ điều kiện bay thẳng Mỹ?

Mỹ là thị trường hàng không rất tiềm năng của Việt Nam khi tại đây có hơn 2 triệu kiều bào. và nh cầu di chuyển giữa 2 nước rất cao. Mỹ cũng là nền kinh tế lớn nhất thế giới với quan hệ giao thương với Việt ngày càng sôi động. Nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của thương nhân hai nước rất lớn. Do đó, các hãng HKVN đang muốn bay thẳng sang Mỹ hơn lúc nào hết.

Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục HKVN Đinh Việt Thắng, để bay thẳng sang Mỹ, cần rất nhiều điều kiện ngặt nghèo. “Hiện nay ở Việt Nam chỉ có Vietnam Airlines đủ điều kiện”, ông Thắng nói.

Cục trưởng Đinh Việt Thắng: Hiện nay ở Việt Nam chỉ có một hãng bay đủ điều kiện bay thẳng sang Mỹ
Cục trưởng Đinh Việt Thắng: Hiện nay ở Việt Nam chỉ có một hãng bay đủ điều kiện bay thẳng sang Mỹ

Vị này cho rằng, về mặt pháp lý, Việt Nam đã đủ điều kiện bay thẳng sang Mỹ sau khi Cục hàng không nước này công nhận Việt Nam đạt tiêu chuẩn CAT 1 (năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1) từ năm ngoái. Các sân bay xuất phát từ Việt Nam đến Mỹ cũng được cơ quan quản lý an ninh hàng không Mỹ phê chuẩn đủ điều kiện về an ninh hàng không. “Hiện nay, hàng năm, cơ quan hàng không Mỹ đều cử đoàn chuyên gia sang đánh giá hai sân bay quốc tế của Việt Nam là Nội Bài và Tân Sơn Nhất mặc dù ta chưa có đường bay đến Mỹ”, ông Thắng nói.

Một điều kiện rất quan trọng khác muốn bay thẳng sang Mỹ là loại máy bay của hãng đó phải đủ điều kiện bay đường dài qua đại dương, đạt tiêu chuẩn ETOPS 180 phút (ETOPS là điều luật của ICAO cho phép máy bay thương mại 2 động cơ được bay kéo dài thêm một khoảng thời gian bay nữa trong trường hợp một động cơ bị hỏng). “Hiện nay trong các hãng của chúng ta chỉ có duy nhất Vietnam Airlines đạt tiêu chuẩn này”, ông Thắng nói và cho biết, các hãng hàng không khác có mong muốn bay đến Mỹ như Bamboo Airways muốn đạt tiêu chuẩn ETOPS 180 phút  thì điều kiện đầu tiên là Bamboo Airways phải có kinh nghiệm khai thác tàu bay đó hoặc tàu bay tương đương với tiêu chuẩn đó ít nhất 18 tháng. “Đây là yêu cầu bắt buộc về mặt kinh nghiệm bay, rất khắt khe để đảm bảo an toàn bay của Mỹ”, ông Thắng nói.

Như vậy, mục tiêu bay thẳng đến Mỹ vào đầu năm sau như tuyên bố của Chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết là không khả thi.

Tại sao Vietnam Airlines vẫn lăn tăn?

Dù Vietnam Airlines là hãng hàng không gần như hội tụ đủ mọi điều kiện về an toàn và năng lực bay sang Mỹ, nhưng ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc hãng bay này vẫn tỏ ra lăn tăn. “Nói bay sang Mỹ nghe có vẻ đơn giản nhưng khi thực hiện thì mới thấy không đơn giản chút nào”, ông Thành nói.

Theo ông Thành, các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Phillipines, Singapore, Indonesia từng có hãng bay thẳng sang Mỹ. Tuy nhiên hiện chỉ còn Singapore Airlines và Phillippines duy trì được, còn hầu hết dừng lại, chọn hướng bay nối chuyến qua các điểm trung chuyển. “Thưc tế tại Việt Nam, đã có hai hãng hàng không Mỹ bay thẳng đến Tân Sơn Nhất. Nhưng sau đó thì dừng bay do không đảm bảo tài chính”, ông Thành nói.

Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành: Đường bay Việt Nam - Mỹ đang cạnh tranh khốc liệt
Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành: Đường bay Việt Nam - Mỹ đang cạnh tranh khốc liệt 

Theo vị lãnh đạo Vietnam Airlines, bay sang Mỹ là chủ đề hơn 10 năm nay được đơn vị này bàn tính. Tuy nhiên, ngoài khó khăn về mặt kỹ thuật, an toàn bay thì chướng ngại vật rất lớn là bài toán cạnh tranh với các hãng khác để đảm bảo doanh thu. Theo ông Thành, thị trường hàng không tuyến Việt Nam – Mỹ đang cạnh tranh tương đối khốc liệt. Vị này phân tích, nếu bay thẳng không dừng từ TP HCM đến đến Los Angeles mất khoảng 18 tiếng. Trong khi đó, nếu khách bay nối chuyến qua Đài Loan, Hàn Quốc cũng chỉ mất khoảng 22 tiếng, trong khi giá rẻ hơn. “Như vậy thu hút khách bay thẳng không phải dễ”, ông Thành nói và cho rằng bay thẳng chỉ hấp dẫn với khách thương gia, nhưng lượng khách này dù mỗi ngày một đông nhưng thực sự đến thời điểm hiện tại chưa đủ để có thể mang lại doanh thu hợp lý.

Cũng theo ông Thành, cái khó khác của việc bay sang Mỹ là việc thực hiện một loạt các thủ tục khó khăn, phức tạp và tốn thời gian. “Riêng việc mở website ở Mỹ làm sao phù hợp với thương mại điện tử Mỹ đã là cả một quá trình nan giải”, ông Thành nói. Tuy nhiên vị này cho biết đang phối hợp với các chuyên gia cũng như các doanh nghiệp khác của Mỹ để tới đây Vietnam Airlines thực hiện giấc mơ bay thẳng sang Mỹ.

Giáo sư Nawal Taneja (Mỹ), Chuyên gia hàng không quốc tế, người đang cố vấn cho Vietnam Airlines để hãng này bay thẳng đến Mỹ lưu ý rằng nên phân tích tại sao trước đây hai hãng bay của Mỹ từng bay thẳng đến Việt Nam nhưng sau đó chỉ trong thời gian ngắn lại dừng. Ông cũng cho rằng cần phân tích kỹ thị trường, đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc hợp tác với các doanh nghiệp hàng không trong nước của Mỹ cũng phải được tính đến. Trong khi đó, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW cho rằng sau khi phân tích kỹ các điều kiện, nếu Vietnam Airlines bay trong  1-2 năm không thấy hiệu quả thì nên dừng.

VietJet có kế hoạch bay thẳng sang Mỹ không?

Đại diện hãng hàng không VietJet Air, ông Đinh Việt Phương (Phó tổng giám đốc) cho biết, thời gian tới Vietjet sẽ nghiên cứu bay sang Mỹ thông qua việc hợp tác liên doanh. “Tuy nhiên chúng ta không giới hạn ước mơ, vào một ngày đẹp trời, khi có điều kiện đủ, chúng tôi sẵn sàng bay thẳng đến Mỹ”, ông Phương nói và cho biết, hiện Vietjet chỉ khai thác đội tàu bay thân hẹp, với đường bay chặng trong tầm 5 - 6 giờ và sẽ tiếp tục kiên trì mô hình hoạt động này.

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.