Bất ngờ phát hiện khối u sau 6 năm nâng ngực

Phẫu thuật viên lấy túi ngực vỡ ra khỏi ngực bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Phẫu thuật viên lấy túi ngực vỡ ra khỏi ngực bệnh nhân. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa phẫu thuật lấy túi silicon bị vỡ, cắt u vú cho một phụ nữ gặp sự cố sau khi nâng ngực 6 năm.

6 năm trước, N.T.P (36 tuổi, ở Hà Nội) thực hiện nâng ngực bằng túi silicon tại một cơ sở thẩm mỹ tại TP HCM. Chị P. cho biết, túi ngực chị đặt là loại bề mặt nhám – khi đó đang rất thịnh hành.

Là người có ý thức về chăm sóc sức khỏe, chị P. thường xuyên đi kiểm tra định kỳ, đặc biệt là vùng ngực. Trong một lần đi khám cách đây khoảng 2 tháng, bác sĩ nghi vỡ túi silicon và theo dõi ung thư vú khiến chị vô cùng hoang mang, lo lắng.

Qua tìm hiểu, chị P. mới biết sản phẩm túi nâng ngực loại nhám này đã bị thu hồi tại Mỹ và châu Âu vì có thể gây phản ứng bao xơ hoặc sinh ra tế bào lạ quanh vỏ túi liên quan đến một loại ung thư hiếm gặp.

Các kết quả siêu âm, chụp cộng hưởng từ cho thấy hình ảnh vỡ túi ngực bên trái, có ít dịch khe giữa bao xơ và bao tức ngực bên phải, nhân giảm âm vú phải, nang vú trái. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật tại khoa Ngoại Vú – Phụ khoa.

TS.BS Vũ Kiên – Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Trưởng Khoa Ngoại Vú – Phụ khoa nhận định đây là một trường hợp ít gặp và phức tạp vì phải tính toán làm sao để lấy hết toàn bộ tổ chức silicon ra khỏi khoang túi ngực mà không làm tràn vật liệu ra bên ngoài, nếu không cẩn thận để silicon lẫn với cơ và tổ chức tuyến vú thì sau này có thể tạo thành các khối áp xe nhỏ, tạo phản ứng viêm, u xơ nhỏ. Chính vì vậy, ekip phẫu thuật sau khi lấy túi ngực vỡ qua đường mở ở núm vú đã thực hiện vét sạch silicon 2 bên ngực, cắt u ngực phải, đồng thời kết hợp nâng ngực thẩm mỹ theo nguyện vọng của bệnh nhân.

TS. Kiên cho biết thêm, rất may bệnh nhân phát hiện sớm và đến bệnh viện xử trí kịp thời vì khi silicon bị vỡ để lâu dễ gây viêm nhiễm, thậm chí là hoại tử vạt da.

Các bác sĩ khuyến cáo, chị em phụ nữ nên thực hiện nâng ngực thẩm mỹ ở những cơ sở uy tín, tìm hiểu kỹ về sản phẩm, đặc biệt cẩn thận với các loại túi trôi nổi và sau phẫu thuật phải đi khám lại thường xuyên đề phòng nguy cơ xô lệch hay các biến chứng khác.

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.