Bắt giữ 6 đối tượng liên quan vụ giẫm đạp tại Ấn Độ

Người thân của các nạn nhân bên ngoài nhà xác bệnh viện ở Hathras, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ vào ngày 3/7. Ảnh: REUTERS/Anushree Fadnavis.
Người thân của các nạn nhân bên ngoài nhà xác bệnh viện ở Hathras, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ vào ngày 3/7. Ảnh: REUTERS/Anushree Fadnavis.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 4/7, cảnh sát Ấn Độ cho biết đã bắt giữ 6 người liên quan vụ giẫm đạp kinh hoàng tại bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ, khiến 121 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Vụ giẫm đạp xảy ra ngày 2/7 tại làng Phulrai ở khu vực Hathras, bang Uttar Pradesh, cách thủ đô New Delhi khoảng 200 km về phía Đông Nam. Sự kiện này kết thúc trong thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng, khiến ít nhất 121 người thiệt mạng, hầu hết là phụ nữ.

Sự cố xảy ra ngay sau khi buổi lễ của nhà truyền giáo nổi tiếng Suraj Pal Singh (còn được gọi là "Bhole Baba") kết thúc và mọi người bắt đầu rời khỏi nơi tụ tập.

Ngày 4/7, cảnh sát Ấn Độ cho biết đã bắt giữ 6 người liên quan vụ giẫm đạp. Theo cảnh sát, 4 người đàn ông và 2 người phụ nữ bị bắt giữ liên quan đến vụ việc đều là phụ tá của nhà truyền giáo Suraj Pal Singh. Khi tình trạng giẫm đạp xảy ra, cả 6 người này đều bỏ trốn khỏi hiện trường, Reuters đưa tin.

Khoảng 250.000 người đã tụ tập tại sự kiện này, nhiều hơn gấp 3 lần sức chứa mà cơ quan chức năng cho phép.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết chính phủ sẽ bồi thường 2.400 USD (khoảng 61 triệu đồng) cho thân nhân người thiệt mạng và 600 USD (khoảng 15 triệu đồng) cho những người bị thương.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.