Bảo vệ nhà báo và 'ngòi bút thẳng'

Nhiều nhà báo, phóng viên bị cản trở khi tác nghiệp. (Ảnh minh họa)
Nhiều nhà báo, phóng viên bị cản trở khi tác nghiệp. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Thống kê năm 2016 của Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, trong khoảng 5 năm trở lại đây đã có khoảng 50 vụ tấn công nhà báo. Ngoài ra, mức độ “va chạm” giữa doanh nghiệp và báo chí đã tăng lên, xuất phát từ sai sót nghiệp vụ, từ lỗi tác nghiệp không chính đáng của nhà báo...

Điều đó cho thấy, nghề báo không chỉ nguy hiểm khi tác nghiệp ở những lĩnh vực rủi ro cao (như đấu tranh chống tiêu cực) mà còn gặp nhiều rủi ro pháp lý và cả “các hình thức cản trở mềm” có thể khiến “nhuộm đen” nhà báo.

Có hiện tượng “phòng vệ” trước nhà báo

Việc tấn công hay từ chối hợp tác với nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đã không còn là chuyện hiếm. Có thời điểm có nơi từ chối báo chí bằng các hành vi bất hợp tác (như không cung cấp thông tin, không tiếp xúc…) hoặc cản trở ở mức độ nghiêm trọng bị “trù dập”, cô lập, đe dọa tấn công, hành hung, phá hoại công cụ tác nghiệp…) đã trở thành biện pháp “phòng vệ” của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cả người dân trước nguy cơ bị báo chí phanh phui thông tin mà họ muốn giấu hoặc lo ngại báo chí làm ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn do mất niềm tin với báo chí. 

Đáng lo ngại là các vụ việc tấn công, cản trở nhà báo tác nghiệp đã có xu hướng gia tăng cả về mức độ nguy hiểm và tần suất, thậm chí các hành vi cản trở mang tính chất trả thù, cảnh cáo còn nhằm vào thân nhân các nhà báo, phản ánh tình trạng “coi thường hoạt động báo chí cũng như các quy định pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến bảo vệ nhà báo và tác nghiệp báo chí”.

Như vậy, môi trường tác nghiệp báo chí đã trở lên phức tạp hơn, với mức độ rủi ro cao hơn cho hoạt động báo chí. Nhưng theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính gây ra cản trở tác nghiệp báo chí đó là vấn đề đạo đức báo chí có chiều hướng suy giảm. Một số lượng không nhỏ các nhà báo, phóng viên đang lạm dụng danh nhà báo, lạm dụng quyền làm báo của mình để trục lợi. Hình ảnh của nhà báo cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực, dẫn đến thái độ của người dân, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp với báo chí đã trở nên tiêu cực.

Khảo sát, nghiên cứu về các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp do tổ chức RED Communication (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA, có chức năng nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông phát triển) thực hiện trong tháng 5/2016 với khoảng 300 nhà báo, phóng viên, cán bộ làm việc tại các tòa soạn, các cơ quan quản lý báo chí và các tổ chức xã hội hoat động trong lĩnh vực báo chí cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi cản trở tác nghiệp giai đoạn 2011-2015 là hình ảnh, uy tín của những người làm báo bị giảm sút trong mắt xã hội.

Ngoài ra, Khảo sát của RED Communication cũng chỉ ra, hành vi cản trở báo chí tác nghiệp rất đa dạng. Các hành vi đe dọa, khủng bố, trả thù không chỉ nhằm trực tiếp vào phóng viên mà còn cả với gia đình họ. Ðiều này cho thấy các đối tượng cản trở hoạt động tác nghiệp của nhà báo không chỉ ngang nhiên mà còn rất hung hăng, vì thế rất cần có sự can thiệp đủ mạnh của pháp luật và sự tham gia của toàn xã hội để bảo vệ các nhà báo tác nghiệp đúng quy định.

Tự bảo vệ bằng uy tín nghề nghiệp

Luật Báo chí sửa đổi (có hiệu lực từ 1/1/2017) và Luật Tiếp cận thông tin (có hiệu lực từ 1/7/2018) là hành lang pháp lý an toàn, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo khi thực thi nhiệm vụ. Trong đó, khoản 12 Ðiều 9 Luật Báo chí quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm là: “Ðe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.

Cùng với đó, Chính phủ cũng đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 159/2013/NÐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản theo hướng tăng mức phạt ở hầu hết các hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí để phù hợp thực tế, tính chất mức độ vi phạm. Theo đánh giá của các chuyên gia, mức phạt của Nghị định 159  còn khá nhẹ so với sự nguy hiểm của hành vi và thiệt hại gây ra với nhà báo khi họ trở thành mục tiêu bị hành hung và cản trở quá trình tác nghiệp. Dự kiến Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới vào tháng 9/2017 để ban hành thay thế Nghị định 159/2013/NÐ-CP.

Cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà báo và hoạt động tác nghiệp báo chí thì nhiều ý kiến cho rằng cần phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà báo để các nhà báo, phóng viên tác nghiệp chính đáng phát huy quyền tác nghiệp của mình, cũng như có hình thức xử lý những nhà báo, phóng viên tác nghiệp không chính đáng, làm ảnh hưởng đến uy tín của nghề báo trong nhận định của xã hội.

Bản thân các nhà báo, phóng viên cũng cần tự ý thức để xây  dựng và củng cố “tư cách người làm báo”, thực sự là “người gác cổng thông tin” trung thực, khách quan, không vụ lợi; đủ bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp để không bị những danh lợi, vật chất làm “cong ngòi bút”. Mỗi nhà báo cũng cần hiểu biết đầy đủ về pháp luật để tự bảo vệ mình. Trên hết, mỗi nhà báo, phóng viên cần ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân để tác nghiệp trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức. 

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.