Bảo vệ lộc trời ven sông Lam

Rươi được xem là “lộc trời”, giúp người dân có thêm thu nhập.
Rươi được xem là “lộc trời”, giúp người dân có thêm thu nhập.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đã từ lâu những thửa ruộng ven sông Lam tại một xã ở Nghệ An người dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ rươi. Rươi được xem là “lộc trời” đem lại nguồn kinh tế cao cho họ.

Những thửa ruộng không dùng thuốc bảo vệ thực vật

Nhiều năm nay, người dân ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) luôn bảo vệ những thửa ruộng ở hạ nguồn sông Lam. Bởi các thửa ruộng đó không những đem lại kinh tế về lúa mà còn là nơi để người dân vớt “lộc trời”. Đó là những con rươi có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Cũng vì vậy mà người dân nơi đây ra sức bảo vệ loài vật này bằng cách sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Phạm Văn Vỹ, một trong những hộ dân có rươi “mọc” chia sẻ, để khai thác rươi, cáy trong suốt mấy chục năm qua vùng đất này luôn được chúng tôi giữ sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và cả phân bón hóa học. Bởi rươi là loài sinh vật đặc biệt, vô cùng nhạy cảm với hóa chất. Chúng chỉ có thể sinh trưởng và phát triển tại những vùng tự nhiên, sạch, không có hóa chất.

Trước đây, cả vùng bãi này là cánh đồng rộng lớn, nay đất đã được người dân đấu thầu để làm lúa và nuôi rươi. Vùng canh tác đặc biệt này cũng cách ly hoàn toàn với vùng canh tác thông thường. Cùng với đó, nước của sông Lam thường xuyên lên - xuống, khiến cho vùng đất khá “sạch” mầm sâu bệnh.

Những năm gần đây, với hiểu biết và nhận thức khoa học về chu trình sinh trưởng, phát triển của loài rươi, để tạo nguồn thức ăn cho những vi sinh vật phù du trong đất, làm nguồn thức ăn cho rươi, người dân đã sử dụng các loại phân hữu cơ như phân gà, phân trâu bò đã được ủ hoai mục để bón. Việc bón phân này đồng thời tăng cường độ phì của đất và bổ sung các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cây lúa.

Từ rươi, người ta có thể chế biến thànhnhiều món ăn ngon,trong đó có chả rươi.

Từ rươi, người ta có thể chế biến thànhnhiều món ăn ngon,trong đó có chả rươi.

Khai thác, bảo tồn đặc sản rươi kết hợp với sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, duy trì hệ sinh thái đồng ruộng bền vững. Vì thế, người dân thường bảo nhau tạo môi trường sống tốt hơn cho rươi. “Con rươi chỉ sống trong môi trường sạch, nếu ô nhiễm, rươi sẽ chết và những năm sau không xuất hiện nữa. Vì thế, chúng tôi cấy lúa thuận theo tự nhiên. Cây lúa cho thu hoạch thì tốt, còn nếu lúa bị sâu bệnh thì dập đi làm phân bón ruộng chứ không phun thuốc sâu, thuốc trừ cỏ”, ông Võ Văn Quế chia sẻ.

Cũng theo ông Quế, năm nay, giá rươi dao động từ 400 đến 450 nghìn/kg. Vào mùa rươi, nhiều hộ có thể kiếm được tiền triệu mỗi ngày. “Một cân rươi gần bằng cả tạ lúa, cho nên dù giá rươi khi lên, khi xuống nhưng thu nhập từ rươi lớn gấp nhiều lần so với cấy lúa”, ông Quế bật mí. Con rươi “cho” người dân thu nhập kinh tế, lại cho cả sức khỏe bởi nhờ chúng mà bà con nông dân có ý thức gìn giữ môi trường.

Ông Lê Khánh Quang, Chủ tịch UBND xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên cho hay, hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 70 đến 80ha ruộng của người dân có rươi. Sản lượng rươi tuy mỗi năm không đều nhau nhưng ước chừng đạt từ 4 đến 5 tấn. Ngày trước rươi được xuất bán ra nước ngoài, tuy nhiên mấy năm gần đây do dịch bệnh COVID-19 nên rươi chủ yếu tiêu thụ thị trường trong nước.

Mắm rươi - hương vị ngày Tết

Ngày trước rươi là món ăn dân dã nhưng nay rươi trở thành đặc sản. Rươi cũng “bước” dần vào mâm cơm ngày Tết như một món ăn đặc biệt. Những món ăn được chế biến từ rươi cực kỳ bổ dưỡng như chả rươi, rươi hấp, rươi nướng, rươi xào măng… Nhưng có lẽ độc đáo nhất vẫn là mắm rươi - món duy nhất giữ được cho đến ngày Tết, làm cho bữa ăn ngày đầu năm nhẹ nhàng, đậm đà, lôi cuốn.

Tuy là sản vật đồng quê nhưng giá rươi không hề rẻ. Mắm rươi cũng vậy! Nếu như các loại mắm được làm từ cá, tôm… hảo hạng nhất cũng chỉ đôi, ba trăm ngàn đồng một lít thì mắm rươi phải gần 1 triệu đồng. Lý giải cho mức giá đắt đỏ này cũng không quá khó bởi cá, tôm có thể cho thu hoạch quanh năm nhưng mùa rươi chỉ kéo dài khoảng chừng vài tháng, trong khi nhu cầu của người dân nhiều mà nguồn cung ít. Hơn nữa, rươi là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng quý cho sức khỏe.

Làm mắm rươi không khó nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ, khéo léo trong từng công đoạn. Là người có thâm niên trong nghề làm mắm rươi, chị Hoa Thị Thủy, trú xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên cho hay, rươi làm mắm ngon nhất phải là rươi tháng 10. Bởi rươi tháng 9 là rươi mới, tuy ngon nhưng chưa sạch rơm rác. Rươi tháng 11, đã là rươi gạn, hay lẫn bùn đất, do đó rươi tháng 10 là ngon nhất.

Chị Thủy chia sẻ về bí quyết làm mắm rươi – món ăn đặc sản ngày Tết.

Chị Thủy chia sẻ về bí quyết làm mắm rươi – món ăn đặc sản ngày Tết.

Theo bí quyết gia truyền của gia đình chị, mắm rươi muốn đậm đà, thơm ngon quan trọng nhất là khâu sơ chế. Người muối phải rửa rươi thật sạch rồi mới đem xay nhuyễn. Ngoài rươi thì các nguyên liệu đi kèm như hành tăm, vỏ quýt và ớt cay, thính rang cũng rất quan trọng để làm dậy mùi mắm. Tất cả nguyên liệu được xay nhuyễn và trộn với rươi, kèm theo gia vị để mắm đậm đà. Trong lúc chế biến, kỵ nhất là để nước lạnh rơi vào. Sơ chế xong phải cho ngay vào vại sành sứ để có sản phẩm thơm ngon nhất. Đặc biệt, người muối phải chọn đúng thời điểm nắng đẹp để mang rươi ra phơi mới tạo được mùi thơm. Trước khi đem hũ mắm ra phơi nắng, chị Thủy giã một nắm lá bọ mắm rải lên trên, bịt thêm vài ba lượt vải màn sạch để tránh ruồi muỗi đẻ trứng vào hũ, gây hỏng mắm.

Quá trình ủ mắm, thi thoảng phải nhớ giở ra, dùng đôi đũa lớn đảo đều lên. Như thế gọi là trở mắm để cả hũ mắm đều được “ăn” nắng, mới thật thơm. Sau 1 tháng, khi mắm rươi chín, sẽ chuyển sang màu đỏ vàng và đến thời điểm Tết Nguyên Đán thì mắm rươi đạt đến độ hoàn hảo. Nếu như trước đây, rươi chỉ là món ăn dân dã thì nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng, được nhiều thực khách sành ăn trong và ngoài nước tìm về thưởng thức. “Nhờ bí quyết gia truyền mà mắm rươi chúng tôi làm có điều đặc biệt là không tanh, lại có thể bảo quản thời gian lâu. Do đó, rất nhiều khách cứ vào dịp cuối năm lại mua một số lượng lớn để dùng dần”, chị Thủy nói.

Những năm gần đây, rươi “bước” dần vào mâm cơm ngày Tết như một món ăn đặc biệt. Thịt luộc, dưa hành, cà muối, rau sống… mà chấm với mắm rươi ngày Tết thì ngon không tả nổi. Dù mâm cỗ ngày Tết có “cao lương mĩ vị” gì đi chăng nữa cũng không thể thiếu bát mắm rươi. Món ăn dân dã này sẽ làm bữa cơm Tết thanh đạm, đậm đà, thơm nồng, khó quên.

Theo ông Lê Khánh Quang, hiện nay hai sản phẩm chả rươi và mắm rươi của người dân đang được chính quyền hoàn thiện hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP. Hy vọng trong năm nay sẽ hoàn thiện hai sản phẩm trên, từ đó nâng tầm thương hiệu mắm rươi, chả rươi của người dân.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm

(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Cà Mau thực hiện theo chuỗi liên kết, nuôi tôm quảng canh cải tiến ở địa phương với sản lượng tôm nuôi là 127.600 ha/64.866 hộ, với năng suất bình quân 550 kg/ha/năm, sản lượng ước khoảng 70.974 tấn. Nuôi tôm siêu thâm canh ước đạt 5.500 ha, năng suất bình quân khoảng 23 tấn/ha/năm, sản lượng ước đạt 126.500 tấn.

Đọc thêm

Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt

Toàn cảnh hội nghị
(PLVN) - Sáng 11/3, tại TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025
(PLVN) - Chiều 8/3, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ bế mạc Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025 - “Hành trình trăm năm nghề muối – Đời người”.

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng muối

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng muối
(PLVN) - Ngày 8/3, tại Bạc Liêu, trong khuôn khổ Sự kiện Festival nghề muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất muối thích ứng biến đổi khí hậu”.

Mong muốn nâng tầm giá trị của hạt muối của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà (thứ 4, từ phải sang), lãnh đạo TW và lãnh đạo tỉnh, thành phố Cần Thơ... thực hiện nghi thức đổ muối vào biểu tượng Muối khai mạc Festival.
(PLVN) - Tối 6/3, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ khai mạc “Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025” Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người”, với chủ đề “nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. 

Giá muối tăng, diêm dân đặt nhiều kỳ vọng

Giá muối tăng, diêm dân đặt nhiều kỳ vọng
(PLVN) - Từ sau Tết Nguyên đán năm 2025 đến nay, nhờ nắng nóng kéo dài, không có mưa trái mùa đã giúp diêm dân Bạc Liêu đẩy nhanh việc thu hoạch muối vụ sản xuất với sự kỳ vọng về giá cả và năng suất.

Cây đàn kìm cách điệu bằng muối ‘độc nhất vô nhị’ ở Bạc Liêu

Cây đàn kìm cách điệu bằng muối ‘độc nhất vô nhị’ ở Bạc Liêu
(PLVN) - Cây đàn kìm cách điệu bằng muối cao hơn 4m, nặng khoảng 500kg sẽ được trưng bày tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề: “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”, được tổ chức lần đầu tiên tại  TP Bạc Liêu và huyện Đông Hải (ngày 6-8/3).

Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Bạc Liêu

Đẩy mạnh phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Bạc Liêu
(PLVN) - Nghề nuôi chim yến phát triển khá nhanh trong những năm qua tại Bạc Liêu, nhất là tại các khu vực nội thành phố, thị xã, thị trấn… Đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên tiếng ồn từ âm thanh dẫn dụ chim yến đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ô nhiễm tiếng ồn và vệ sinh môi trường…

Nhiều sự kiện nổi bật tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu

Nhiều sự kiện nổi bật tại Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 10/2, UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Họp báo về Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam” sẽ diễn ra tại thành phố Bạc Liêu và huyện Đông Hải từ ngày 6/3 - 8/3/2025.

Gìn giữ 'lộc trời' núi Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh hiện được trồng nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con đồng bào dân tộc thoát nghèo. (Ảnh trong bài: Trọng Triển)
(PLVN) - Dãy núi Ngọc Linh đi qua hai tỉnh Kon Tum, Quảng Nam với ngọn cao nhất 2.605m, là khu vực duy nhất cây sâm Ngọc Linh có thể phát triển. Gìn giữ phát huy nguồn lợi “lộc trời” này, người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo.

Biến vùng đất nắng – gió – cát thành vùng nông nghiệp công nghệ cao

Biến vùng đất nắng – gió – cát thành vùng nông nghiệp công nghệ cao
(PLVN) - Từ một vùng đất được mệnh danh là "xứ sở của gió – nắng – cát" với khí hậu khắc nghiệt, thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, những người dân nơi đây đã nỗ lực vươn lên, không ngừng mày mò, tìm kiếm những lối đi riêng cho ngành nông nghiệp địa phương, để biến vùng đất khô hạn thành vườn cây trái tốt tươi, xanh ngọt.

Thực phẩm Minh Dương sẵn sàng nguồn cung, cam kết bình ổn giá dịp Tết

Gian hàng của Công ty Cổ phần Thực phẩm Minh Dương tham dự Vietnam Foodexpo 2024.
(PLVN) - Với phương châm đồng hành cùng người tiêu dùng, Thực phẩm Minh Dương đã chủ động chuẩn bị nguồn cung dồi dào, đa dạng các mặt hàng thiết yếu, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên Đán 2025. Không chỉ cam kết bình ổn giá, doanh nghiệp còn triển khai nhiều chương trình ưu đãi, hứa hẹn một mùa sắm Tết sôi động.

Cà Mau chuyển đổi cơ cấu, tăng năng suất tôm nuôi

Cà Mau chuyển đổi cơ cấu, tăng năng suất tôm nuôi
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2024, sản lượng tôm của tỉnh ước đạt 252.000 tấn, bằng 99,6% kế hoạch, tăng 4,5%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.265 triệu USD, vượt 1,2% kế hoạch, tăng 5,2%.

Khai mạc Hội chợ OCOP ở Tuyên Quang

Các đại biểu thăm các gian hàng tại Hội chợ
(PLVN) - Tối 27/12, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc Hội chợ OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2024 và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang năm 2024.

Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam

Nghi thức khai mạc Hội thảo. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Mới đây, tại Bến Tre, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) phối hợp với Hiệp hội Dừa Việt Nam tổ chức Hội thảo CocoNext 2024 với chủ đề “Nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam”.