Bảo tồn nghi lễ Tết cơm mới của người Mường Phú Thọ

Sản vật cúng Tết cơm mới không thể thiếu bó lúa mới.
Sản vật cúng Tết cơm mới không thể thiếu bó lúa mới.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng năm, Tết cơm mới (còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới) của người Mường tại xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được tổ chức vào ngày 10/10 Âm lịch. Tết cơm mới là nét văn hóa đặc sắc được gìn giữ, lưu truyền lâu đời của bà con nơi đây.

Xuất phát từ quan niệm vạn vật đều có linh hồn và sự trân trọng giá trị của cây lúa trong đời sống sản xuất và sinh hoạt, người Mường coi cây lúa là hình ảnh linh thiêng trong tâm thức tín ngưỡng tộc người.

Tết cơm mới có ý nghĩa kết thúc thu hoạch vụ mùa, tạ ơn trời đất tổ tiên, tạ ơn người khai phá, lập làng, xin phép ăn cơm gạo mới.

Hàng năm, vào ngày 10/10 âm lịch Tết cơm mới của người Mường tại Hương Cần được tổ chức trọng thể với đầy đủ các nghi lễ và các hình thức diễn xướng, trò chơi dân gian trong ngày hội như: Diễn tấu cồng chiêng, chạm ống, đâm đuống, múa sênh tiền, trống đất, hát Ví, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ.

Để tổ chức buổi lễ này, trước đó vài ngày, các thanh niên chưa lập gia đình trong xã sẽ tập trung gặt lúa tại ruộng hương hỏa của nhà Mường. Lúc này, ông Lang (Mường) của xã sẽ làm mâm cúng tạ ơn trời đất tại Đình Khoang - Di tích lịch sử Đình thờ Đức thánh Tản Viên - Sơn Tinh, nhân vật lịch sử thời vua Hùng Vương dựng nước và thân mẫu của ông là bà Đinh Thị Đen.

Sau lễ cúng, các hộ gia đình mới được gặt lúa tại ruộng nhà mình, tiến hành xay giã, nấu cơm mới, làm lễ cúng tổ tiên với ý nghĩa mời và cầu mong tổ tiên, thần thánh phù hộ cho mùa màng tiếp theo được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Tết cơm mới vừa mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc vừa thể hiện được những giá trị văn hóa độc đáo của đồng Mường tại xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn.

Đầu tháng 11/2022, Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ VHTTDL đã phối hợp với Sở VHTTDL, UBND huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tổ chức bảo tồn, phát huy “Tết cơm mới của dân tộc Mường” tại xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn.

Bảo tồn nghi lễ Tết cơm mới của người Mường Phú Thọ ảnh 1

Tết cơm mới được tổ chức vào ngày 10/10 Âm lịch tại xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Trước đó, các nghệ nhân và học viên người Mường tại xã Hương Cần đã tích cực trao truyền, hướng dẫn và tập luyện các nghi lễ, nghi thức và các tiết mục văn nghệ đặc sắc phục vụ cho buổi lễ diễn ra trang trọng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường, thu hút được đông đảo sự quan tâm của người dân, du khách.

Việc bảo tồn và phát huy “Tết cơm mới của dân tộc Mường” là việc làm cấp thiết, không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của đồng bào người Mường, mà còn góp phần gìn giữ vốn di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Bên cạnh đó, góp phần xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, giàu bản sắc văn hóa truyền thống của huyện Thanh Sơn nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung, từng bước hướng đến việc phục vụ phát triển du lịch cộng đồng của địa phương.

Ông Phạm Tú - Phó Chủ tịch huyện Thanh Sơn cho biết: “Với mục đích bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Mường, huyện đã xây dựng Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc đến năm 2025 gắn với phát triển du lịch. Với sự quan tâm của Bộ VHTTDL, các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân địa phương, phát triển du lịch cộng đồng ở Thanh Sơn đã đạt được sự đồng thuận và ngày càng thu hút đông đảo du khách tới tham quan, trải nghiệm”.

Tết cơm mới không chỉ thể hiện những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào Mường tại Thanh Sơn, mà thông qua đó còn tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, đồng bào các dân tộc trong xã cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là dịp để tôn vinh văn hóa truyền thống, tiếp tục đẩy mạnh khai thác tiềm năng của văn hóa cội nguồn, phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Cùng với những nét giá trị văn hóa dân tộc khác của người Mường cũng được người dân Thanh Sơn lưu giữ, tạo nên những nét đẹp truyền thống, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tại các bản, làng.

Tại Hội nghị tập huấn phương pháp bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch năm 2022 huyện Thanh Sơn, bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc đã nhấn mạnh: “Công tác bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số do Bộ VHTTDL tổ chức tại các địa phương là hoạt động nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số - chủ thể văn hóa, từ đó khơi dậy niềm tự hào, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân tộc”.

Trong thời gian tới, để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của người Mường, đặc biệt là “Tết cơm mới”, huyện Thanh Sơn tiếp tục đầu tư các loại nhạc cụ, trang phục, vật tư hỗ trợ thực hiện các nghi lễ Tết cơm mới; vận động người dân giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc, từng bước phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

54 dân tộc phân chia theo ngữ hệ tại không gian trưng bày các dân tộc Việt Nam

54 dân tộc trong lòng thành phố

(PLVN) -  Muốn tìm hiểu về văn hóa tộc người ở Việt Nam, du khách không nhất thiết phải đi hết chiều dài dải đất hình chữ S. Ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội, đã có một không gian lưu giữ những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc của 54 dân tộc anh em.

Đọc thêm

Tuần lễ dành cho thơ thiền Việt Nam

Triển lãm thơ thiền tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán. (Ảnh: B.Minh)
(PLVN) - Tuần lễ thơ thiền Việt Nam vừa khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ). Đây là sự kiện văn hóa về thơ thiền đầu tiên mang tầm quốc gia được tổ chức tại Huế, với mong muốn ôn lại nhiều lời hay ý đẹp của tiền nhân gửi gắm qua thơ thiền cổ điển.

Tình ca tuổi trẻ, tình ca đất nước

Tình ca tuổi trẻ, tình ca đất nước
(PLVN) -Trong chiều dài âm nhạc Việt Nam, có rất nhiều ca khúc viết về tuổi trẻ có sức sống trường tồn. Cũng dễ hiểu bởi tuổi trẻ luôn gắn bó với âm nhạc và âm nhạc thì luôn ngợi ca thanh xuân của đời người.

Vinh danh những người "truyền lửa"

(Ảnh: Chương trình cung cấp)
(PLVN) -  Tối 23/3, tại Đài Truyền hình Việt Nam, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (GMTVNTB) năm 2022.

Phim tài liệu: Lối đi hấp dẫn cho điện ảnh Việt

Phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương” đoạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá.
(PLVN) -  Những năm qua, mặc dù có không ít phim tài liệu Việt đoạt những giải thưởng danh giá quốc tế, một số phim tài liệu đã chinh phục đông đảo khán giả trong nước bởi sự chân thật và cách làm mới mẻ, nhưng nhìn chung phim tài liệu vẫn là một “địa hạt” rất mới mẻ chưa được khai thác và còn gặp nhiều khó khăn.

Tạo dáng hoa thủy tiên, nét văn hóa tao nhã của người Hà thành

Tác phẩm Khổng Tước ấp trứng – Tác giả: Nguyễn Văn Anh Khoa
(PLVN) - Thú chơi hoa thủy tiên của người Việt Nam là một nét văn hóa tao nhã. Trong những năm gần đây văn hóa chơi hoa thủy tiên còn được hiện hữu cả ở những ngày thường. Bên cạnh giá trị truyền thống, người chơi hoa đã phát triển thú chơi lành mạnh này lên một tầm cao mới và qua đó cũng tạo thêm nhiều giá trị tinh thần khác biệt, bổ ích cho đông đảo số người có tình yêu với một loài hoa đặc trưng.

Hạnh phúc người nghệ sĩ phía sau đèn sân khấu

NSƯT Trịnh Kim Chi và ban Ái hữu đến thăm và tặng quà các nghệ sĩ tại Viện dưỡng lão Nghệ sĩ. (Ảnh: FB Trịnh Kim Chi)
(PLVN) - Công việc làm từ thiện, là một nghĩa cử cao đẹp của người Việt Nam ta từ lâu đời nay. Việc làm ý nghĩa này, như đã ăn sâu vào trái tim mỗi con người, trong đó, những người nghệ sỹ Việt không phải là ngoại lệ. Từ trước tới nay các lớp văn nghệ sỹ qua từng thời đã và đang nối tiếp nhau trao đi trái tim thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng như một lời tri ân với cuộc đời. Sau ánh đèn sân khấu, họ thêm hạnh phúc khi được cống hiến, lan tỏa điều tốt đẹp tới cộng đồng.

Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp và hai món “nợ tình”

Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp là một người tài mệnh yểu. Ông ra đi ở tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất, ra đi khi còn chưa kịp có một cuộc hẹn hò. Nhưng cuộc đời ông cũng vương vấn hai món nợ tình cảm với hai người phụ nữ là mẹ cả và giai nhân mà ông tương tư.

Bánh Việt và nguồn cảm hứng từ hoa sen của TAKYfood

Bánh Việt và nguồn cảm hứng từ hoa sen của TAKYfood
(PLVN) - Vẻ đẹp của bông hoa sen, sự tinh tế của những món bánh Việt trong “Quốc Túy Quý Sen” đã thể hiện sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam, góp phần đưa văn hóa bánh Việt hòa vào bản đồ ẩm thực thế giới.

Mang văn hóa đọc đến vùng cao biên giới Quảng Bình

Lan tỏa ý tưởng văn hóa đọc về địa bàn vùng cao biên giới Quảng Bình.
(PLVN) - Hội cựu sinh viên khoá D31- Học viện ANND, Hội phụ nữ, Phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị, Công an tỉnh phối hợp Thư viện tỉnh vừa tổ chức chương trình “Sách đến với các xã vùng biên” tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

“Ngáo quyền lực” trên mạng xã hội

 Vlogger đăng tải quá trình phẫu thuật thẩm mỹ lên mạng xã hội.
(PLVN) -  Một số chủ nhân của các kênh mạng xã hội nổi tiếng, view cao đã có tâm lý “ngáo quyền lực”, từ đó gây ra những hành vi phản cảm, góp phần làm nhiễu loạn môi trường mạng.