Bảo tồn điệu hát niên đại 600 năm

Nghệ nhân dân tộc Thái hướng dẫn về kỹ năng đánh đàn tính.
Nghệ nhân dân tộc Thái hướng dẫn về kỹ năng đánh đàn tính.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã được UNESCO vinh danh nhưng không gian diễn xướng cho loại hình nghệ thuật này đang bị co hẹp. Lớp trẻ thì không quá mặn mà với nghệ thuật truyền thống của cha ông nên việc bảo tồn và phát triển gặp nhiều khó khăn.

Điệu hát, tiếng đàn gắn liền 200 nghi lễ

Hơn 600 năm qua, Then đã trở thành sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Then là một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Các lễ Then diễn tả hành trình thầy Then (ông Then, bà Then) điều khiển đoàn âm binh đi từ Mường Đất lên Mường Trời để dâng lễ vật và thỉnh cầu trong lễ: cầu an, chữa bệnh, cầu mùa, chúc mừng năm mới...

Then luôn luôn được trao truyền bằng truyền khẩu khi thực hành nghi lễ, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ. Các thầy Then đóng vai trò chính yếu trong việc chuyển giao các kỹ năng và bí quyết liên quan, một số thầy Then có thể thực hiện khoảng 200 nghi lễ một năm. Di sản Thực hành Then tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang), vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai) và một số địa phương khác ở Việt Nam.

Ngày 13/12/2019, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Mặc dù được vinh danh nhưng hiện tại không gian diễn xướng cho loại hình nghệ thuật này cũng đang bị co hẹp. Lớp trẻ thì không quá mặn mà với nghệ thuật truyền thống của cha ông, nhiều thanh niên dân tộc hiện nay còn không biết tiếng mẹ đẻ, vì vậy việc bảo tồn đã khó mà việc phát triển nó lại càng khó hơn.

Bảo tồn sao cho hiệu quả?

Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của Then, trong những năm học gần đây, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đưa hát Then vào môi trường học đường. Các nhà trường từ bậc tiểu học đến THPT ở Lạng Sơn đã gắn việc gìn giữ hát Then với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hoạt động giáo dục truyền thống và hoạt động ngoại khóa trong mỗi tháng. Khi đưa hát Then vào hoạt động giáo dục, đa số học sinh thấy gần gũi và nhanh chóng hiểu được giá trị cũng như ý nghĩa của hát Then trong đời sống của đồng bào Tày, Nùng từ bao đời nay.

Bình Liêu (Quảng Ninh) cũng là địa phương có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát Then trong đời sống xã hội. Phòng Văn hóa Thể thao huyện đã sưu tầm 70 bài hát Then - đàn tính qua các thời kỳ, sưu tầm được 2 trích đoạn Then cổ, cải biên nhưng vẫn giữ những nét đặc trưng làn điệu hát Then, hướng dẫn thành lập 11 câu lạc bộ hát Then ở mỗi xã nhằm tập hợp các nghệ nhân, những người biết hát và yêu thích hát Then để luyện tập, phục vụ cộng đồng ở nơi cư trú.

Nghệ nhân Lương Thiêm Phú chia sẻ: “Ngoài việc làm, đánh đàn tính, truyền dạy hát Then cho các thành viên, tôi còn truyền dạy cho 30 học viên ở 2 lớp hát Then - đàn tính; tổ chức giao lưu với câu lạc bộ (CLB) bạn”.

Một địa phương khác là Thái Nguyên nhiều năm qua cũng rất chú trọng đầu tư thành lập CLB Dân ca của các tộc người. Trong đó loài hình hát Then đàn tính đã đứng vững được tại các “sân chơi” văn hóa bổ ích với cuộc sống cộng đồng. Các tổ, đội văn nghệ Tỉn Keo (xã Phú Đình), Khau Diều (xã Điềm Mặc), Làng Chủng, Đồng Mon (xã Trung Hội), Nà Lọm (Phúc Chu), CLB dân ca dân Vũ Xã (Bảo Linh)… đã đóng góp rất lớn cho công tác bảo vệ và phát huy các làn điệu hát Then, đàn tính ở địa phương. Hiện nay Tuyên Quang có gần 60 nghệ nhân Then, hơn 100 thầy Tào, thầy Pụt, gần 100 CLB hát Then, đàn tính hoạt động thường xuyên…

Thực tế cho thấy, trân trọng nghệ nhân là linh hồn của công tác bảo tồn, thế nên theo PGS.TS Lê Văn Toàn, nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam: “Để bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Then, đàn tính, bên cạnh việc cần phải xây dựng cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các nghệ nhân - “báu vật sống” đang lưu giữ kho tàng nghệ thuật cổ quý giá. Mặt khác, các cơ quan cũng phải tiến hành kiểm kê, thống kê tư liệu, tài liệu một cách nghiêm túc, tỉ mỉ di sản văn hóa hát Then từ quá khứ đến hiện tại ở các địa phương, từ đó mới đưa ra được các biện pháp bảo tồn cụ thể và hữu hiệu”.

Theo Quyết định số 2475/QĐ-BVHTTDL mới đây, Bộ VH-TT&DL giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc và Ban Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5 - Đài Truyền hình Việt Nam) và các đơn vị có liên quan xây dựng kịch bản, tổ chức dàn dựng, biểu diễn, thu âm, ghi hình chương trình nghệ thuật tuyên truyền về giá trị dân ca, dân vũ truyền thống của các dân tộc khu vực miền Trung; khu vực Đông Bắc và chương trình nghệ thuật tuyên truyền về giá trị nghệ thuật hát Then, đàn tính của các dân tộc Tày, Nùng và Thái. Qua đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bên về công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ truyền thống của các dân tộc thiểu số, cũng như quảng bá giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, góp phần thu hút, phát triển du lịch tại địa phương.

Đọc thêm

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.