'Bao giờ hết rét lạnh ở miền Bắc?': Chi tiết nhiệt độ khung giờ học sinh đi học các ngày tới
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
Dự báo thời tiết thế nào trong những ngày tới, bao giờ nắng ấm, đặc biệt là khung thời gian học sinh đi học?
Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh kết hợp với mưa và mưa rào nên từ ngày 20-22/2, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét hại với nền nhiệt độ rất thấp. Vì vậy, từ 21/2, một số tỉnh thành quyết định điều chỉnh lịch học để bảo đảm sức khỏe cho học sinh như Vĩnh Phúc cho nghỉ học, Quảng Ninh cho học sinh mẫu giáo nghỉ từ 21/2 đến khi có thông báo mới, học sinh lớp 1-6 của 12 quận ở Hà Nội lùi thời gian đi học...
Tuy nhiên, số học sinh còn lại ở Hà Nội vẫn tiếp tục đến trường đi học. Theo quy định của Sở GDĐT Hà Nội, học sinh tiểu học chuyển sang học trực tuyến khi nhiệt độ dưới 10 độ C, học sinh THCS là dưới 7 độ C. Phụ huynh, nhà trường căn cứ vào dự báo thời tiết lúc 6h mỗi ngày của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia để đưa học sinh đến trường.
Học sinh tiểu học sẽ được nghỉ nếu thời tiết xuống dưới 10 độ C. Ảnh: Tào Nga
Bao giờ hết rét lạnh ở miền Bắc?
Trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết theo dự báo, từ nay cho đến hết ngày 22/2 khu vực Bắc Bộ (trong đó có Hà Nội) có rét hại với nhiệt độ trung bình ngày dưới 13 độ C.
Từ ngày 23-24/2 trời rét đậm với nhiệt độ trung bình ngày dưới 15 độ C. Từ ngày 24/2 thời tiết ấm dần lên, tuy nhiên trời vẫn rét và nhiệt độ vào buổi sáng sớm vẫn thấp.
Ông Năng đưa ra lưu ý, nhiệt độ trong khung giờ học sinh đi học (6h-8h) và tan học (16-18h) cụ thể như sau. Nhà trường và phụ huynh lưu ý để chủ động trong việc nghỉ học/đi học và giữ ấm cho con.
Dự báo nhiệt độ khung giờ đưa đón học sinh đi học.
Cũng theo ông Năng, các trường và phụ huynh học sinh có thể tham khảo nhiệt độ dự báo và nhiệt độ thời gian sáng sớm trên website của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia. Những ngày xảy ra rét đậm, rét hại Trung tâm sẽ cập nhật nhiệt độ sáng sớm vào lúc 6-6h15.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KKTV Quốc gia, do tác động của không khí lạnh, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành thuộc khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa vài nơi, nhiệt độ thấp nhất dao động từ 18-23 độ C.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.
(PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.
(PLVN) - Ngày 12/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện số 8491/CĐ-BNN-ĐĐ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định và các bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 8.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7) đêm nay (12/11) sẽ tan trên vùng ven biển các tỉnh Quảng Ngãi-Phú Yên. Trong khi đó, bão số 8 giật cấp 12 trên biển Đông.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng nay (12/11) bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời, biển Đông đón bão số 8, giật cấp 12.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia chiều tối nay (11/11), bão số 7 trên vùng biển Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Trong tối và đêm nay, bão sẽ đi vào vùng biển Quảng Nam - Bình Định, ngày mai đổ bộ đất liền. Từ đêm nay, các tỉnh Huế đến Phú Yên bắt đầu đón mưa lớn.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong 12 giờ tới, bão số 7 tiếp tục suy yếu, đến 19h ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên vùng biển Quảng Nam – Bình Định.
(PLVN) - Liên quan vướng mắc tại dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly (TP Đà Lạt), quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa có ý kiến yêu cầu các sở, ngành trả lời dứt điểm trong tháng 11/2024.
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...
(PLVN) - Cả một cánh đồng rộng lớn gần 60 ha dọc ven suối thuộc xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trở nên hoang tàn, trơ trọi toàn đá phủ lên một lớp dày, sau trận lũ do hoàn lưu bão Yagi.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 7 có sức gió mạnh cấp 13 giật cấp 16 cách quần đảo Hoàng Sa 330km. Cùng thời điểm, gần biển Đông đang xuất hiện cơn bão TORAJI.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.