Bảo đảm sức khỏe bộ đội khi thời tiết dưới 10 độ C

Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra hàng quân trang mùa Đông cho bộ đội.
Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra hàng quân trang mùa Đông cho bộ đội.
(PLVN) - Trước tình hình rét đậm, rét hại kéo dài, các đơn vị quân đội khu vực phía Bắc và miền Trung đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều biện pháp chống rét, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe cho bộ đội tham gia huấn luyện, công tác. 

Chủ động phòng, chống dịch bệnh

Những ngày qua, các tỉnh, thành khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục chìm trong giá rét với nền nhiệt thấp nhất 7-10 độ C. Vùng núi 4-7 độ C, có nơi dưới 0 độ, băng giá phủ trắng. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lúc 6 giờ hôm qua (10/1), nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là - 2 độ C, Sa Pa (Lào Cai) là - 5 độ C. Tại Pha Đin (Điện Biên), Mộc Châu (Sơn La), Đồng Văn (Hà Giang), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) chỉ từ 1-2 độ C. 

Trước tình hình giá rét kéo dài, công tác đảm bảo giữ ấm cho bộ đội được các đơn vị đóng quân ở khu vực miền Bắc, miền Trung chú trọng hàng đầu. Ngành quân nhu đảm bảo đầy đủ, kịp thời quân trang chống rét cho bộ đội như: Chăn bông, nệm, áo bông… Các đơn vị đóng quân ở vùng có nguy cơ rét đậm, rét hại ngoài  tiêu chuẩn quân trang theo quy định, còn cho bộ đội mượn thêm ruột chăn bông, đệm, đảm bảo không để bộ đội rét vì thiếu quân trang. 

Các đơn vị chủ động củng cố nơi nghỉ của bộ đội đảm bảo kín gió, tạo không gian ấm cúng trong mùa Đông. Lực lượng Hải quân đóng quân trên đảo, Bộ đội Biên phòng trên các chốt phòng chống Covid-19 phải trực đêm được trang bị thêm các vật dụng bảo hộ chống sự tác động của khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng đến sức khỏe. Các doanh trại ở miền Bắc và miền Trung đầu tư, xây dựng đủ công trình tắm nước nóng phục vụ cán bộ, chiến sĩ.

Hải quân là lực lượng có nhiều đơn vị đặc biệt phải huấn luyện ngoài trời kể cả trong thời tiết khắc nghiệt nhất. Do đó, để bảo đảm sức khỏe cho bộ đội, mọi chế độ, tiêu chuẩn phải được các đơn vị duy trì chặt chẽ nhất là việc nâng cao chất lượng và cải thiện bữa ăn hằng ngày của bộ đội.

Trung tá Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ nhiệm Hậu cần Vùng 1 Hải quân cho biết, mùa Đông năm nay dự báo rét đậm, rét hại hơn so với mọi năm. Do đó, ngay từ những tháng cuối quí III, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, sửa chữa doanh trại, nơi ăn ở của bộ đội, đảm bảo không gió lùa, thấm dột.

Đơn vị đã bảo dưỡng hệ thống bếp lò hơi, hệ thống tắm nước nóng, tủ hâm nóng thức ăn ở các bếp ăn... cấp phát kịp thời, đầy đủ các loại quân trang cho bộ đội chống rét, đặc biệt ưu tiên các đài, trạm ra đa đóng quân trên núi, đảo, lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Cùng với đó, các đơn vị duy trì nghiêm hoạt động giờ thứ 8, tăng cường huấn luyện, rèn luyện thể lực để nâng cao sức khỏe cho bộ đội vào mùa Đông. Thực tế cho thấy, thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi dễ phát sinh một số bệnh như: Viêm đường hô hấp cấp, nhiễm khuẩn não mô cầu, quai bị, thủy đậu, nhiễm độc ăn uống, cảm cúm... 

Mặt khác, bộ đội thường xuyên hoạt động ngoài trời với cường độ cao nên nguy cơ bị lây nhiễm bệnh càng cao. Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổng dọn vệ sinh sạch sẽ, tiến hành phun thuốc khử trùng, khử khuẩn, tập trung vào khu vực nhà ở, nhà ăn, nhà bếp. Lực lượng quân y đã tăng cường bám nắm, theo dõi, kiểm tra sức khỏe cho bộ đội, những trường hợp bị ho, sốt phải được chuyển ngay đi cách ly để điều trị.

Khi trời mưa rét, các đơn vị sẽ tổ chức cho bộ đội huấn luyện, học tập trong nhà kín gió, cuối giờ sáng, thời tiết ấm hơn thì huấn luyện ngoài thao trường. Đối với các trận địa canh trực, cán bộ, chiến sĩ mang mặc đủ ấm, có trang bị phòng hộ như mũ lông, găng tay.

Quân y các đơn vị duy trì cho mỗi cán bộ, chiến sĩ một lọ nước muối loãng để súc miệng trước khi đi ngủ, thực hiện nhỏ nước tỏi pha loãng để giảm các triệu chứng thường gặp như: Hắt hơi, nghẹt mũi… và các bệnh viêm mũi dị ứng trong mùa Đông.

Đảm bảo cơm dẻo, canh nóng giúp bộ đội ăn ngon

Để đảm bảo sức khỏe bộ đội trong mùa Đông bếp ăn các đơn vị tăng cường lượng thịt, cá mỗi ngày và các loại thực phẩm có khả năng duy trì thể lực tốt cho bộ đội hoạt động ở cường độ cao. Thực đơn của từng bếp được xây dựng đảm bảo định lượng cân đối, đủ dưỡng chất cần thiết.

Bộ phận nuôi quân nắm chắc tình hình bảo đảm ăn uống hàng ngày, lấy ý kiến dân chủ của bộ đội để điều chỉnh thực đơn, cơ cấu bữa ăn, kỹ thuật chế biến cho phù hợp với khẩu vị. Hiện nay, một số bếp ăn của Vùng 1, Vùng 3 Hải quân đã được trang bị tủ hâm nóng thức ăn, đảm bảo bữa ăn ngon sau những giờ huấn luyện trên thao trường trong mùa Đông giá rét.

Thiếu tá Trần Văn Hương, Chính trị viên Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 43, Sư đoàn 395, Quân khu 3 cho biết, chúng tôi thường xuyên kiểm tra, đôn đốc bộ phận nhà bếp tăng cường cải tiến, nâng cao chất lượng bữa ăn.

Nhằm khắc phục tình trạng thức ăn dễ bị nguội, lạnh, đơn vị quy định bộ phận nhà bếp chỉ được chia cơm, canh khi bộ đội chuẩn bị đi ăn. Đối với lực lượng công tác nhỏ, lẻ phải ăn cơm sau, nhà bếp sẽ có trách nhiệm ủ nóng thức ăn, như vậy sẽ giúp bộ đội ăn ngon, ăn hết tiêu chuẩn.

Công tác tăng gia sản xuất cũng được các đơn vị chú trọng. Một số đơn vị đã chủ động chuyển đổi cây trồng vụ Đông cho phù hợp với điều kiện thời tiết, bảo đảm rau xanh phục vụ Tết Nguyên đán và tiếp nhận chiến sĩ năm 2021.

Ở những địa phương hết dịch tả lợn châu Phi, các đơn vị đã tiến hành tái đàn, che, chắn chuồng trại và chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; bổ sung thức ăn cho vật nuôi để tăng khả năng chống rét. Một số đơn vị đã chuyển đổi thành công sang các đàn vật nuôi thay thế cho đàn lợn như vịt, ngan chịu mặn, bò, dê…

Do không có dụng cụ giữ nhiệt nên trước đây việc bảo đảm nước ấm để bộ đội sử dụng trong mùa lạnh gặp nhiều khó khăn, nhất là những buổi học tập ngoài doanh trại. Năm nay Trung đoàn 43 triển khai các đơn vị làm bổ sung thêm các bình ủ nước nóng, có thể giữ nhiệt tới 6 giờ. Không chỉ đặt tại đơn vị, bình ủ nước nóng còn có thể mang ra thao trường để phục vụ bộ đội huấn luyện.

Đại tá Phạm Chí Sơn, Phó Cục trưởng, Phụ trách Cục Hậu cần Quân chủng Hải quân cho biết, nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp nên sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị luôn được bảo đảm, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, huấn luyện, học tập, công tác, lao động, sản xuất.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.