Bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng nay, 7/4, thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Người dân phải được nhận nơi ở, đền bù trước khi di dời

Đánh giá cao ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã tiếp thu khối lượng lớn ý kiến của nhân dân, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) nhấn mạnh, Điều 86 dự thảo Luật về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định Nhà nước xem xét hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất để tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi, chủ sở hữu tài sản có việc làm, có thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất.

Nhấn mạnh chủ trương rất nhân văn được nêu tại mục 2.3 của Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Trung ương, “người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”, đại biểu cho rằng bảo đảm thu nhập bằng hoặc tốt hơn thì rất khó nhưng đảm bảo điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ là hoàn toàn có thể vì không nhất thiết điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ thì thu nhập phải tốt hơn.

“Ví dụ có những người sống ở ven sông, kênh rạch, thu nhập đang tốt nhưng khi di dời vào trong đất liền, kiếm sống bằng nuôi trồng thì thu nhập có thể không tốt hơn nhưng cuộc sống tốt hơn, ổn định hơn, con cái người ta được tới trường. Đánh giá cuộc sống tốt hơn không chỉ căn cứ vào thu nhập mà có nhiều chỉ tiêu”, đại biểu nói và đề nghị xem xét để quy định một cách toàn diện.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Quang Huân nêu vấn đề, Điều 91 trong dự thảo Luật có quy định về việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, có 4 cách bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp, bao gồm bồi thường bằng đất nông nghiệp, hoặc bằng tiền, hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi, hoặc bằng nhà ở. Đại biểu đề nghị cần giải trình rõ lý do mất đất nông nghiệp lại được bồi thường bằng nhà ở.

Liên quan đến Điều 93 bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở, đại biểu cho rằng cần bổ sung nội dung về hỗ trợ sinh kế để đảm bảo nguyên tắc giá thị trường, đồng thời lưu ý nơi ở phải được nhận, được đền bù trước khi di dời. Ngoài ra, cần có điều khoản quy định hợp lý, khả thi để tránh hiện tượng nhà quá mỏng trên mặt phố.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân phát biểu tại hội nghị.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân phát biểu tại hội nghị.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của đất đai, là một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu, tác động lớn tới đời sống nhân dân, đại biểu đề nghị cân nhắc, đưa vào dự thảo Luật một chương về quy trình làm đền bù.

Quy định cụ thể về các tiêu chí xem xét, mức hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) đề nghị quy định theo hướng nơi tái định cư phải bảo đảm hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đồng bộ theo quy hoạch chi tiết và có cấp thẩm quyền phê duyệt.

Đặc biệt, người tái định cư được quyền chọn chỗ ở tại khu tái định cư trong cùng một địa bàn, cấp quận, cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Đại biểu đề nghị quy định rõ cần có khu tái định cư trước khi có quyết định phê duyệt thu hồi đất để người dân ổn định nơi ở.

Ngoài ra, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng là cần thiết nhưng cần tách bạch rõ ràng việc thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an ninh, phục vụ an sinh xã hội, công cộng với thu hồi đất các dự án thương mại, khu đô thị mới.

Theo đại biểu, với các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới, nhà nước không nên thu hồi đất của người dân mà phải để nhà đầu tư có sự thoả thuận với người dân sao cho phù hợp. Đồng thời, cần có quy định cụ thể để xác định các trường hợp thu hồi đất cho rõ ràng.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa -Vũng Tàu) cũng đề nghị, để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, góp phần làm hạn chế tối đa những khiếu kiện kéo dài, liên quan đến công tác bồi thường khi hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi, ban soạn thảo cần điều chỉnh Khoản 3, Điều 89 dự thảo Luật về nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng, đối với các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi được xem xét bồi thường bằng đất khác có giá trị, vị trí tương ứng với đất đã thu hồi, hoặc bồi thường bằng tiền.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung quy định cụ thể về các tiêu chí xem xét hỗ trợ, mức hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại Điều 104 dự thảo Luật.

Đánh giá cơ quan soạn thảo đã cầu thị và trách nhiệm trong việc tiếp thu và bổ sung, làm rõ, cụ thể hóa chủ trương nhân văn và đúng đắn là đảm bảo cho người có đất bị thu hồi có chỗ ở mới, có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ nhưng để chủ trương trên thực sự đạt hiệu quả, đi vào cuộc sống,hạn chế thấp nhất những phát sinh, khó khăn, đại biểu Trần Chí Cường (đoàn TP Đà Nẵng) đề nghị tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các quy định cụ thể khác về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 86 dự thảo Luật để đảm bảo định lượng rõ hơn yếu tố có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.