Bảo đảm an toàn thông tin trong kỷ nguyên số (Bài 2): An toàn an ninh mạng là yếu tố then chốt

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
(PLVN) -  Trong thời đại 4.0, dưới tác động của chuyển đổi số quốc gia và ảnh hưởng đại dịch Covid-19 thời gian qua, ngày càng nhiều hoạt động được chuyển lên môi trường mạng. Giải pháp hàng đầu vẫn là phải bảo đảm an toàn an ninh mạng.

Bàn về sự cố “sập mạng” của Báo điện tử VOV vừa qua, chuyên gia Ngô Tuấn Anh (Cty CP BKAV) cho hay, kiểu tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) không phải là mới. Hacker đã huy động một lượng rất lớn máy tính truy cập cùng lúc nhằm làm tràn ngập băng thông hoặc quá tải khả năng xử lý hệ thống.

Trước kia, để tạo ra một cuộc tấn công từ chối dịch vụ, phải viết virus máy tính, phát tán để virus này lây lan ra các máy tính khác trên mạng internet, trở thành các máy tính “ma” (botnet), chịu sự điều khiển của kẻ tấn công.

Hiện nay, việc có một mạng botnet để tấn công dễ dàng hơn vì đã có sẵn các dịch vụ cho thuê trên internet. Tuy nhiên, nếu sử dụng dịch vụ này, dù chỉ với mục đích thử nghiệm, người làm cần nghĩ tới hậu quả pháp lý mình sẽ phải chịu trách nhiệm. “Các cuộc tấn công mạng đều để lại dấu vết nên sẽ tìm ra thủ phạm. Giống như trong cuộc sống thực, chỉ không làm mới không để lại dấu vết”, ông Tuấn Anh cảnh báo.

Theo Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT - Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) Nguyễn Thành Phúc, nhiều năm nay đơn vị đã chủ động giám sát 24/7, phòng, chống tấn công mạng, bóc gỡ mã độc, bảo đảm an toàn an ninh mạng (ATANM) cho các sự kiện lớn. Mạng lưới ứng cứu sự cố ATANM đã phát triển lên hàng trăm thành viên. Hoạt động ứng cứu sự cố bắt đầu đi vào ổn định, tạo tiền đề vững chắc cho việc sẵn sàng ứng phó các sự cố ATANM.

Với các bộ, ngành, địa phương, ông Phúc kiến nghị phải xác định rõ ATANM là yếu tố then chốt với quá trình chuyển đổi số. Bố trí tối thiểu 10% ngân sách chi cho công nghệ thông tin dành cho ATANM. Ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp Việt làm chủ về công nghệ, được Bộ TT&TT công bố đáp ứng yêu cầu.

Theo ông Phúc, cần bảo đảm ATANM đồng bộ, hiệu quả gồm 4 nội dung: Ban hành, cập nhật quy chế, quy định bảo đảm ATANM; kế hoạch ứng phó sự cố ATTT mạng; kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu; phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo các cấp độ.

Để tránh những trường hợp bị tấn công tương tự Báo điện tử VOV, ông Phúc khuyến cáo, các báo điện tử cần nắm bắt kịp thời các vấn đề có thể phòng tránh các tình huống từ thời điểm khởi đầu, khi có dấu hiệu bị tấn công thì thời gian xử lý sẽ rất nhanh và hiệu quả. Trong phương án này sẽ có đầy đủ từ các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật và con người tham gia. Xác định chính xác kịp thời dấu hiệu bị tấn công, mới có thể đưa ra phương án xử lý.

Tại Ngày An toàn thông tin Việt Nam vừa qua, chủ đề “ATANM make in Vietnam – Yếu tố then chốt để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Cuộc di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại là cuộc di chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo. Nhưng tất cả các quốc gia đều lo lắng về ATANM trong thế giới ảo. Niềm tin số sẽ trở thành yếu tố quyết định cho sự thành công của cuộc di chuyển này”.

Bộ trưởng yêu cầu: “Chúng ta phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia về ATANM làm nòng cốt. Riêng về lĩnh vực ATANM thì chuyên gia giỏi và nền công nghiệp là quan trọng ngang nhau. Ngoài doanh nghiệp, ngoài công cụ, còn phải cần các cá nhân xuất sắc. Công cụ chỉ xử lý được những “lỗ hổng” đã biết, những “lỗ hổng” chưa biết thì chỉ có chuyên gia mới xử lý được. Khi kẻ địch tung ra một loại virus mới thì công cụ đã có không xử lý được, chỉ chuyên gia giỏi mới ra được vaccine mới xử lý. Nước nào ít người giỏi, ra chậm vaccine sẽ gặp nguy hiểm”.

* Bảo đảm an toàn thông tin trong kỷ nguyên số (Bài 1): Website nào cũng có thể thành nạn nhân

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.