Bài toán tuyên truyền ngăn trọng án do “mù” luật

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Nhiều vụ án đau lòng mà nguyên nhân quan trọng dẫn đến các bị cáo phạm tội là do thiếu hiểu biết pháp luật. Họ thực hiện các hành vi phạm tội một cách “hồn nhiên”, cho đến tận lúc ra tòa, thậm chí thụ án rồi vẫn cho rằng mình “đúng”. 

Những bị cáo “hồn nhiên”

Chẻo Yêu Sơn (35 tuổi, người dân tộc Dao) đang chịu án chung thân về tội “Giết người” tại Trại giam Nam Hà (Hà Nam). Vụ án xuất phát từ một buổi tối, Sơn đi chơi với bạn gái và bị nhóm trai làng gây rối. Thanh niên này lấy luôn con dao đi làm nương mang theo mình làm một người tử vong. Gây án xong, Sơn định bỏ lên núi trốn nhưng được gia đình vận động đã ra đầu thú. 

Đến tận bây giờ, sau 14 năm thụ án, Sơn vẫn cho rằng mình không có lỗi, vì đám trai làng kia gây sự trước và Sơn vung dao chỉ là để “tự vệ”. Quãng thời gian trong trại cải tạo, Sơn còn tỏ ra yên tâm do “vào tù không lo bị đói như ở nhà”. Không được người thân đến thăm như những phạm nhân khác bởi đường xá xa xôi, gia đình lại khó khăn, Sơn ao ước được một lần gặp mẹ vì sợ không nhớ nổi khuôn mặt mẹ già. 

Cùng là người dân tộc thiểu số và phạm tội do “mù luật, Hảng A C lại lâm vào trường hợp khác. Nhà C chăn nuôi gia súc, loanh quanh không có chỗ chăn thả, C đã đốt rừng phòng hộ do Ban Quản lý rừng phòng hộ được trồng từ năm 2006, gây thiệt hại với diện tích là 5,1ha.

Được mọi người phân tích, C đã nhận ra lỗi lầm của mình và đến UBND xã tự thú, sau đó bị truy tố về tội “Hủy hoại rừng”. Xác định C là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, cơ quan điều tra huyện đã có văn bản đề nghị Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tham gia bào chữa cho C. 

Điều tréo ngoe của vụ án này ở chỗ, dù C đã tự thú về hành vi đốt rừng của mình và có đơn xin trồng lại rừng cho nhà nước, nhưng gia đình C, đặc biệt là người cha, lại cho rằng C đã bị phạt tù thì không phải trồng rừng. Chính vì vậy, C cũng không thực hiện việc trồng rừng.

Cho đến khi cán bộ trợ giúp pháp lý kiên trì giải thích, vận động, C và gia đình mới chịu trồng lại toàn bộ số diện tích rừng đã bị hủy hoại cho Ban quản lý rừng phòng hộ. Vì C là người dân tộc, thiếu hiểu biết pháp luật, khi sai phạm xảy ra cũng đã có ý thức khắc phục hậu quả (trồng lại rừng) nên Tòa án xử phạt 5 năm tù giam.

Ngay ở thủ đô Hà Nội cũng có những vụ án do thiếu hiểu biết pháp luật. Như vụ Nguyễn Mạnh Cường (SN 1985, ngụ Phú Cường, Ba Vì, Hà Nội) tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài.

Theo hồ sơ, Cường 15 tuổi bỏ học để ở nhà làm ruộng. Đến năm 2007, Cường đi Trung Quốc theo đường tiểu ngạch và làm việc cho một cơ sở tư nhân sản xuất đồ thủ công tại Quảng Đông, Trung Quốc. Cuối năm 2013, Cường về quê  ăn Tết.

Vì trước đó ông chủ nơi Cường làm việc nhờ tuyển giúp khoảng 40 lao động, nếu việc thành công sẽ tăng lương, nên tranh thủ về Tết, Cường đã tự tuyển dụng người đi lao động tại Trung Quốc bằng phương thức đi phát tờ rơi với nội dung "tuyển người đi lao động Trung Quốc từ 18 đến 40 tuổi, lương tháng từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng (khoảng 1.500 tệ/tháng). Cường nhanh chóng “tuyển” được 20 lao động từ anh em, bạn bè quen biết. 

Vì tin tưởng Cường nên nhiều người đã đồng ý theo đi làm ăn nơi xứ người. Đến sáng 23/2/2013, thanh niên này hẹn mọi người đến bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) để bắt xe đi Móng Cái (Quảng Ninh). Sau khi đưa mọi người đến bến đò sông KaLong (Móng Cái), Cường quay về nhà và không hề biết số người trên đã bị công an nước bạn bắt giữ. 

Tại tòa, Cường tỏ rõ sự ăn năn và cho rằng vì không hiểu biết pháp luật nên mới phạm tội, không chủ đích lừa các nạn nhân. HĐXX đã xử phạt bị cáo 24 tháng tù cho hưởng án treo, thời hạn thử thách 4 năm.

Tuyên truyền pháp luật như nào?

Theo các chuyên gia pháp luật, nhìn từ các vụ án trên có thể thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của các bị cáo là do thiếu hiểu biết pháp luật. Họ thực hiện các hành vi phạm tội một cách “hồn nhiên”, cho đến tận lúc ra tòa, thậm chí thụ án rồi vẫn cho rằng mình không phạm tội. Xét xử các vụ án này. nhiều thẩm phán tỏ rõ sự tiếc nuối “giá như bị cáo hiểu biết hơn”.

Những năm qua, công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đạt kết quả như mong muốn. Ở nhiều địa phương vẫn còn tình trạng “đói pháp luật”; việc phổ biến tuyên truyền còn hình thức. 

Do đó, thời gian tới, các ngành, các cấp cần  tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, đề án phổ biến pháp luật, Trợ giúp pháp lý cho các đối tượng đồng bào ở vùng sâu, vùng xa gắn với việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa và việc thực hiện chính sách dân tộc, dân vận phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hóa, tăng cường dân trí pháp lý phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Đặc biệt, cần đổi mới và đa dạng nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng,tránh hình thức, đảm bảo thực chất, đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm,chú trọng nội dung, hình thức phổ biến pháp luật theo hướng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận. Cần kịp thời phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, sáng kiến tốt trong công tác phổ biến pháp luật. 

Hơn cả, các Bộ, ngành, địa phương cần dành nhiều sự quan tâm, đầu tư về nguồn lực con người, kinh phí cho công tác phổ biến pháp luật ở các vùng đồng bào dân tộc để người dân có thêm nhiều cơ hội học tập, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành nghiêm pháp luật.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.