Bài toán trước ngưỡng bình thường mới

Đã có những đề xuất với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cần được phép đi lại, tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, tham gia công tác phòng, chống dịch.
Đã có những đề xuất với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cần được phép đi lại, tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, tham gia công tác phòng, chống dịch.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ nay đến thời hạn dự kiến kết thúc giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh mà trong đó trọng tâm là TP.HCM, Hà Nội không còn nhiều. Triển vọng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát dịch bệnh.

Nhắc đến câu chuyện kiểm soát đi lại đối với người dân ở các đô thị lớn như TP. HCM, Hà Nội, các bộ, ngành đã xây dựng nhiều ứng dụng (app) liên quan. Các tỉnh, thành phố đã và đang nghiên cứu, chủ động để có thể triển khai.

Giai đoạn 4 của dịch COVID-19, Việt Nam đã “chủ động tấn công” dịch bệnh, thực hiện “5K + vaccine”, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Không thể phong tỏa mãi, cần thích nghi an toàn với dịch”.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên mới đây cũng nêu quan điểm:“Chúng ta không thể tiếp tục mãi giãn cách triệt để, cũng như không thể quét sạch F0, thay vào đó chúng ta sẽ mở dần, sống trong điều kiện bình thường mới, trong điều kiện có dịch”...

Như vậy, những trăn trở của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các địa phương là rất cấp thiết và thiết thực vì nền kinh tế ngưng trệ ngày nào là thiệt hại đến sinh kế và sản xuất kinh doanh ngày đó. Nếu không tìm phương hướng giải quyết sớm, phục hồi sớm, những hệ lụy về doanh nghiệp, về ngân hàng, lao động, việc làm và ổn định xã hội là không thể xem thường tới đây.

Trong 8 tháng năm 2021, giải ngân đầu tư công chỉ được hơn 40%. Cùng kỳ năm 2020, năm có tỷ lệ giải ngân cao nhất trong 5 năm trước, cũng chỉ đạt 46%. Tốc độ giải ngân nhanh của năm 2020 là vào những tháng cuối năm. Không giải ngân được vốn đầu tư công ảnh hưởng lớn đến thúc đẩy tăng trưởng, ngay cả việc quyết định điều chuyển nguồn vốn cũng phải được xem xét thận trọng.

Hy vọng, hết tháng 9, đất nước trở lại trạng thái “bình thường mới” để giải ngân đầu tư công có kết quả tốt hơn.

Để phục hồi nền kinh tế, còn nhiều việc cụ thể phải làm, ngay như chuyện đi lại đã có những đề xuất với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cần được phép đi lại, tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, tham gia công tác phòng, chống dịch. Tất nhiên là phải có hướng dẫn cụ thể với những đối tượng này nếu đề xuất được chấp thuận.

Dễ thông cảm là trong hoàn cảnh vaccine chưa dồi dào thì Hà Nội hay bất cứ địa phương áp dụng Chỉ thị 16 nào cũng gặp khó trong việc “phủ sóng” vaccine. Chẳng hạn như tại Hà Nội, đến nay, toàn thành phố đã tiêm được hơn 2,2 triệu liều, đạt 26,65% dân số; công suất tiêm tối đa lên tới 280.000 mũi/ngày. Chờ cho đến khi tiêm đủ tối thiểu 70% dân số, đạt miễn dịch cộng đồng mới tính đến việc mở cửa, chắc chắn sẽ không nhanh.

Để đưa đất nước trở lại cuộc sống bình thường mới, duy trì nguồn lực chống dịch và sống chung lâu dài với COVID-19 là bài toán đang cần lời giải. Chúng ta cần phục hồi, duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, nhu cầu thực tiễn đã rất gấp gáp và cấp thiết.

Tin cùng chuyên mục

Bản án giám đốc thẩm vụ tranh chấp thừa kế ở Biên Hoà - Đồng Nai: 18 tháng vẫn chưa được xử sơ thẩm lại!

Bản án giám đốc thẩm vụ tranh chấp thừa kế ở Biên Hoà - Đồng Nai: 18 tháng vẫn chưa được xử sơ thẩm lại!

(PLVN) -  Năm 2019, TAND TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) tiếp nhận một vụ án hi hữu khi hai chị em kiện mẹ ruột về vấn đề tranh chấp về thừa kế tài sản... Sau nhiều cấp xét xử, TAND tối cao đã quyết định trả hồ sơ vụ án cho TAND TP Biên Hòa xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Tuy nhiên, sau 18 tháng, vụ việc vẫn chưa được đưa ra xét xử lại, khiến các đương sự chờ đợi trong vô vọng. 

Đọc thêm

Có hủy được giấy khai sinh bị cấp sai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Bùi Dương (Thái Nguyên) hỏi: Trước đây bố mẹ tôi đi đăng ký khai sinh cho tôi ở xã A là họ Đỗ, sau đó không rõ nguyên nhân gì mà lại tiếp tục đăng ký khai sinh ở xã B mang tên họ Bùi (họ Bùi là đúng theo tên họ của bố và mẹ tôi), do vậy mà tôi có đến 2 giấy khai sinh. Giờ tôi muốn giữ lại giấy khai sinh họ Bùi thì có hủy được giấy khai sinh họ Đỗ đã được đăng ký trước đó hay không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Bạn đọc cho rằng bị chiếm đoạt tài sản thông qua thẻ tín dụng: Trả lời của Ngân hàng VPBank

Bạn đọc cho rằng bị chiếm đoạt tài sản thông qua thẻ tín dụng: Trả lời của Ngân hàng VPBank
(PLVN) - Báo PLVN mới nhận được văn bản phản hồi từ phía Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) liên quan đến đơn của ông Hoàng Đức Thiện (trú tại thôn Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) phản ánh về dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức nhờ mở thẻ tín dụng. Đơn của ông Thiện được Báo PLVN chuyển đến VPBank.

Gửi di chúc cho người quen giữ được không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ (Công ty Luật TNHH Tuệ Anh) - Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
(PLVN) - Bạn Trần Tuyết (Hà Nội) hỏi: Bà tôi đã lập di chúc, nhưng chúng tôi là con, cháu thì không muốn bác tôi giữ mà muốn bà gửi cho một người quen của gia đình. Xin hỏi, bà tôi có thể gửi di chúc cho người khác giữ được không? Người nhận giữ di chúc phải làm gì khi bà tôi qua đời? Nếu như người giữ di chúc mà làm mất thì phải xử lý như thế nào?

Bản án từ năm 1983 bị cho rằng có tình tiết chưa hợp lý: TAND tối cao trả lời

Bản án từ năm 1983 bị cho rằng có tình tiết chưa hợp lý: TAND tối cao trả lời
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Công văn 43/TANDTC-GĐKTIII của TAND tối cao trả lời phản ánh của ông Ngô Tiến Nguyên trong vụ án hôn nhân gia đình (HN&GĐ) dẫn tới việc 13 năm ông Nguyên không được cấp sổ đỏ; do Báo PLVN chuyển đến. Theo đó, vụ án HN&GĐ nêu trong công văn đã được giải quyết tại bản án sơ, phúc thẩm và đã được TAND tối cao xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?
(PLVN) - Việc báo tin giả hoặc trình báo thông tin sai sự thật đến các cơ quan, lực lượng chức năng đều là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính và thậm chí là bị xử lý hình sự.

Diễn biến sự việc đề xuất tặng công trình vi phạm cho Hải Dương: Một số sở, ngành nêu quan điểm “không tiếp nhận”

Công trình xây dựng vi phạm tại BVYHCT tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Theo báo cáo mới đây của Sở TN&MT tỉnh Hải Dương, sau khi được UBND tỉnh giao tham mưu xử lý nội dung Cty TNHH MTV Đại Sơn đề nghị tặng lại Bệnh viện Y học cổ truyền (BVYHCT) Hải Dương toàn bộ tài sản là công trình xây dựng vi phạm mà Cty đã xây dựng trên diện tích đất của bệnh viện; Sở TN&MT đã có công văn gửi các sở, ngành liên quan đề nghị cho quan điểm về nội dung trên.

Sự việc Công ty Phúc Thanh Vinh (Cần Thơ) 1 nhà đất, bán 2 lần: Sổ đỏ 68 nền đất của dự án đang ở đâu?

Nhiều hộ dân trong dự án do Cty Phúc Thanh Vinh xây nhà vẫn chưa nhận được sổ đỏ. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại một dự án bất động sản ở Cần Thơ, nhiều năm qua, một số khách hàng có đơn cho rằng Cty TNHH MTV Xây dựng Phúc Thanh Vinh lấy nhà đất đã bán cho người trước, tiếp tục bán cho người khác. Với nhiều hộ đã chuyển vào ở tại dự án do Cty Phúc Thanh Vinh xây nhà, vẫn chưa nhận được sổ đỏ, vì thực tế Cty này chưa trả hết tiền cho Cty Nhà Cần Thơ là DN đã chuyển nhượng dự án.

Sự việc doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho tỉnh Hải Dương: Sở Tài chính tổ chức cuộc họp hướng dẫn thủ tục

Công trình xây dựng vi phạm trên đất BVYHCT. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan việc Cty TNHH MTV Đại Sơn đề nghị tặng công trình xây dựng vi phạm cho Bệnh viện Y học cổ truyền (BVYHCT) để quản lý sử dụng vào mục đích khám, chữa bệnh, ông Nguyễn Đồng Kim, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương cho biết đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan đơn vị liên quan.

Lâm Đồng không xem xét cho chuyển nhượng dự án thuỷ điện Cam Ly

Công trường Nhà máy thủy điện Cam Ly.
(PLVN) - Liên quan vướng mắc trong chuyển nhượng dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly (TP Đà Lạt), UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chính thức. UBND tỉnh đồng ý với đề xuất của Sở KH&ĐT, không xem xét cho chuyển nhượng dự án từ nhà đầu tư Cty CP Xây dựng số 1 Việt Hưng (trụ sở TP HCM) sang Cty TNHH Thủy điện Cam Ly. Lý do không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng theo khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư và Quyết định chủ trương đầu tư 1834/QĐ-UBND ngày 28/8/2019.

Sự việc nhiều năm xin cấp sổ đỏ tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu làm việc với người có đơn

Ông Đức (người giơ tay) tại khu đất đề nghị được cấp sổ đỏ. (Ảnh: Hiếu Huỳnh)
(PLVN) - Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT)) vừa tổ chức cuộc làm việc nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND TP Vũng Tàu về việc triển khai Văn bản 1021/UBND-VP của UBND tỉnh BR-VT và chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ với nội dung phản ánh của ông Đổng Phước Đức.