Bài thuốc chữa đau lưng nhức mỏi kế thừa lương y Tuệ Tĩnh

Nhiều năm nay, hội khám bệnh nhân đạo Tuệ Tĩnh đường chùa Lộc Quang (thôn Phú Xuân, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng) trở thành địa chỉ tin cậy của bệnh nhân nghèo trong vùng. Là nơi những lương y cùng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm tạo những bài thuốc chữa trị miễn phí cho dân nghèo; một trong những bài thuốc hiệu quả nhất tại địa điểm này là bài thuốc chữa đau lưng nhức mỏi.

Nhiều năm nay, hội khám bệnh nhân đạo Tuệ Tĩnh đường chùa Lộc Quang (thôn Phú Xuân, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng) trở thành địa chỉ tin cậy của bệnh nhân nghèo trong vùng. Là nơi những lương y cùng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm tạo những bài thuốc chữa trị miễn phí cho dân nghèo; một trong những bài thuốc hiệu quả nhất tại địa điểm này là bài thuốc chữa đau lưng nhức mỏi.

Một số vị trong bài thuốc chữa đau lưng
Một số vị trong bài thuốc chữa đau lưng

“Tuyệt chiêu” trị đau lưng

Một lương y tại điểm chữa bệnh này cho biết đau lưng có nhiều nguyên nhân như do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… Bệnh nhân thường có biểu hiện đau, nhức, rồi tức cứng vùng thắt lưng, nếu để lâu ngày có thể lan tỏa xuống đùi, chân, gây hiện tượng teo cơ, dễ chuyển qua bệnh thần kinh toạ. Đây có thể được coi là bệnh phổ biển, đặc biệt với đối tượng là những người già và người lao động chân tay. Mắc bệnh đau mỏi làm cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Ông Trần Phước Ngọc, một thành viên cho biết bài thuốc chữa đau lưng của hội ban đầu dựa vào sách của lương y Tuệ Tĩnh, trong quá trình chữa bệnh mới rút thêm kinh nghiệm, sau này tạo thành một bài thuốc hoàn chỉnh.

Bài thuốc gồm 13 vị thuốc, kết hợp như sau: Cây xấu hổ (16g), cây cỏ xước (20g), kê huyết đằng (20g), ngũ trảo (20g), thổ phục linh (16g), ngũ gia bì (cây chân chim; 16g), thiên niên kiệm (16g), lá lốt (dùng rễ mang lại hiệu quả cao hơn; 12g), cây muồng tuống (12g), cây cẩu tích (cây cu li; 20g), vỏ quýt (12g), rễ nhào (đỗ trọng; 16g), rau muống biển (16g). Theo các lương y, ngoài tác dụng tốt cho chữa trị đau lưng, bài thuốc còn có khả năng điều trị các di chứng thần kinh tọa.

Người bốc thuốc căn cứ vào thể trạng của từng bệnh nhân để điều chỉnh lượng thuốc khác nhau. Số thuốc này trải qua công đoạn rửa sạch, phơi khô rồi đem sao lên. Ngoài ra, những bệnh nhân đường tiêu hóa kém thì có thể khi sao cho thêm nước gừng. Khi sắc thuốc đổ nước ngập thuốc, đun làm hai lần: Lần đầu tiên nấu còn lại 2/3 bát thuốc, lần thứ hai nấu còn lại nửa bát thuốc.

Hai lần nước thuốc này hòa chung đem uống bốn lần trong ngày: Sáng, trưa, chiều, tối; trước khi ăn cơm khoảng 30 phút. Các lương y ở đây lưu ý, người bệnh khi uống thuốc cần ăn kiêng: Thịt gà, đậu xanh còn vỏ, thịt trâu, rau muống, sắn củ, thịt dê… để bài thuốc đem lại hiệu quả cao nhất.

Ngoài phương pháp uống, người bệnh còn được chữa trị thêm bằng phương thức đắp thuốc. Bài thuốc đắp bao gồm các vị sau: Ngũ trảo, ngải cứu, gừng, cây đại tướng quân. Nếu là lá tươi thì dùng mỗi loại một nắm lớn, còn với lá khô thì mỗi thứ khoảng 20g. Theo các lương y, trong phương pháp đắp thì vất vả nhất là công đoạn sơ chế thành thuốc. Với người mới đau thì số thuốc trên sẽ được tẩm với rượu, còn nếu đau lâu ngày, thuốc trên được sao với… nước tiểu của trẻ em.

Đặc biệt lưu ý phải lấy nước tiểu của trẻ em là nam. Công đoạn chế biến được tiến hành như sau: Rửa sạch lá thuốc, giã nhuyễn rồi sao với rượu (hoặc với nước tiểu trẻ em). Khi sao thuốc nóng, bốc hơi lên thì để một lúc cho nguội bớt, sau đó trải một miếng vải ở dưới cùng, rồi trải thuốc lên trên, để khi nguội thuốc không dính vào người, bệnh nhân nên trải thêm một miếng vải mỏng rồi nằm lên để điều trị.

Một lương y bắt mạch và bốc thuốc cho người dân
Một lương y bắt mạch và bốc thuốc cho người dân

Mô hình chữa bệnh đặc biệt

Hội khám bệnh miễn phí Tuệ Tĩnh đường chùa Lộc Quang ra đời năm 2010, là “ý tưởng” của ni sư Thích Nữ Như Hiền cùng lương y Lê Qúy. Nơi khám bệnh hoàn toàn là khuôn viên trong chùa, chỉ cần kê vài cái bàn ghế đơn sơ đủ để thầy thuốc và bệnh nhân đến ngồi làm việc.

Lương y Lê Quý nhớ lại, khi mới thành lập tổ thuốc, sau khi thống nhất, ông được phân công về vận động một số lương y khác như: Phan Văn Bốn, Nguyễn Hà, Trần Phước Ngọc, Huỳnh Sự, Phan Công Tuấn. Mô hình này được lập ra để cấp phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo. Mỗi tuần có 3 ngày khám bệnh là thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy, người dân có bệnh đến chùa được các lương y chăm sóc nhiệt tình. Mỗi buổi khám chữa bệnh có hai lương y thay nhau túc trực: Một người khám bệnh, một người bốc thuốc.

Số thuốc trong Tuệ Tĩnh đường có được do mẹ ni sư là bà lang Phú (quê Quế Lộc, Quảng Nam) nay tuổi đã cao nhưng ngày ngày đi lên núi hái thuốc, cứ khi nào dưới chùa hết thuốc lại gửi từng bao xuống. Số thuốc này đã được rửa sạch sẽ, phơi khô, khối lượng thuốc được gửi theo quý, thường 5 – 600kg/ lần.

Ngoài ra, một số cây thuốc đơn giản như sả, gừng, tía tô, lá lốt… người dân đều được lương y hướng dẫn sơ chế rồi mang đến tủ thuốc ở chùa, khi mang đến cũng có người kiểm tra lại chất lượng, đảm bảo độ an toàn. Điều này khiến người dân yên tâm dùng thuốc, cũng như chủ động hơn trong việc tìm kiếm cây thuốc.

Bên cạnh đó, những  phật tử của chùa thường phát tâm đóng góp để mua sắm thuốc cũng như vật dụng chữa bệnh. Tại cơ sở này, ngoài chữa bệnh bằng thuốc nam còn kết hợp với phương pháp châm cứu. Toàn bộ giường bệnh, kim châm, thuốc đều được “sắm” dần dần tùy vào khả năng của hội.

Đến đây bệnh nhân sẽ được khám bệnh theo một “quy trình” khá rõ ràng. Trước tiên là Vọng (nhìn cách đi, sắc da của người bệnh), Văn (nghe bệnh nhân nói, hơi thở), Vấn (hỏi đau ở đâu), Thiết (sờ, bắt mạch), thông qua đó chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị. Ngoài ra với những bệnh nhân đến đây đã có bệnh án thì tiện lợi hơn cho việc theo dõi điều trị. Khi được phát thuốc, bệnh nhân uống và tùy vào sự thay đổi của bệnh tật mà lần tiếp theo, lương y có sự điều chỉnh thuốc sao cho phù hợp với sự tiến triển của bệnh.

Những lương y tham gia hoạt động khám chữa bệnh tại đây đều có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, họ đến đây với cái tâm của người thầy thuốc. Từ khi Tuệ Tĩnh đường mở ra, các lương y ai cũng ý thức được vai trò của mình trong việc khám chữa bệnh cho dân nên cho dù trời nắng đổ lửa, hay mưa gió giá rét đều có mặt, bởi “nếu mình nghỉ thì ai giúp bệnh nhân đau ốm”.

Ông Phan Văn Bốn, Chủ tịch Hội đông y huyện Hòa Vang, một thành viên tại cơ sở này cho biết: “Niềm hạnh phúc của chúng tôi là nhìn thấy bệnh nhân cười. Có những ngày trời tối mịt mới về nhưng thấy bệnh nhân vui cười vì bệnh đỡ hơn là chúng tôi cảm thấy mọi mệt nhọc tan biến hết”. Thậm chí những lương y ở đây khi chùa hết thuốc còn phải mang thuốc ở nhà đến “chữa cháy” cho bệnh nhân khi cần.

Những lương y tham gia hoạt động ở Tuệ Tĩnh đường còn thường xuyên họp để liên tục bổ sung thêm những kiến thức ngoài sách vở, đồng thời trao đổi, rút kinh nghiệm về những bài thuốc cũng như cách thức khám chữa bệnh của hội.

Một thành viên khác chia sẻ: “Người dân ở quê thường không có nhiều tiền để chữa bệnh, vì vậy thuốc nam đáp ứng được nhu cầu ít tác dụng phụ, không tốn kém, hiệu quả điều trị lại tốt. Bên cạnh đó, khi đến khám chữa bệnh cho người dân, các thầy thuốc chia sẻ những kinh nghiệm chữa bệnh, qua bệnh nhân thầy thuốc cũng tự học hỏi được nhiều điều, từ đó có những bài thuốc hay hơn, hiệu quả hơn”.

Trịnh Ninh

Tin cùng chuyên mục

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Đọc thêm

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.