Bác sỹ hầu tòa vì biến bệnh nhân đau lưng thành bại liệt

Bị đau lưng, tê mỏi chân, ông Nguyễn Văn Nghệ (53 tuổi, ngụ phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, Tp.HCM) tìm đến bác sỹ để chữa bệnh. Bán hết cả sản nghiệp để thuốc thang, bệnh tình không những không thuyên giảm, mà còn trầm trọng hơn. Tổn hại 85% sức khỏe sau khi được bác sỹ "chăm sóc", ông đã đệ đơn khởi kiện tại tòa án.

Bị đau lưng, tê mỏi chân, ông Nguyễn Văn Nghệ (53 tuổi, ngụ phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, Tp.HCM) tìm đến bác sỹ để chữa bệnh. Bán hết cả sản nghiệp để thuốc thang, bệnh tình không những không thuyên giảm, mà còn trầm trọng hơn. Tổn hại 85% sức khỏe sau khi được bác sỹ "chăm sóc", ông đã đệ đơn khởi kiện tại tòa án.

Bệnh viện công “giới thiệu” bệnh nhân đến phòng mạch tư

Năm 2005, ông Nghệ bị đau lưng, tê mỏi ở hai chân, nguyên nhân là do có một khối u nhỏ bẩm sinh ở vùng thắt lưng. Ông đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, các bác sĩ cho biết nếu phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn kém.

Bệnh nhân Nguyễn Văn Nghệ phải ngồi xe lăn vĩnh viễn do di chứng sau hai ca mổ.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Nghệ phải ngồi xe lăn vĩnh viễn do di chứng sau hai ca mổ.

Có bệnh phải vái tứ phương, ông Nghệ tìm đến Bệnh viện Vật lý vi sinh, tại đây họ nói không điều trị được, và giới thiệu cho ông số điện thoại của bác sĩ Võ Xuân Sơn, lúc đó đang công tác ở Khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, vị này bảo ông Nghệ đến phòng mạch của mình ở Quận 5 để khám.

Nghe bác sĩ Sơn tự tin về khả năng mổ u mỡ giỏi, người bệnh rất vui mừng. Bác sĩ Sơn hẹn ông đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Sài Gòn ITO để bác sĩ Sơn trực tiếp mổ. Ông Nghệ đóng gần 14 triệu đồng cho ca mổ này. Sau phẫu thuật, ông Nghệ vẫn đến thăm khám, mua thuốc uống đều đặn và tự luyện tập theo chỉ định của bác sĩ Sơn.

Thế nhưng sau 3 năm, đôi chân của ông Nghệ ngày một yếu dần. Thấy vậy, bác sĩ Sơn yêu cầu mổ lại với lời hứa sẽ đưa đôi chân ông Nghệ trở lại bình thường. Gia đình ông Nghệ chạy vạy khắp nơi để lo cho đủ gần 30 triệu đồng nữa để mổ lại tại Bệnh viện STO Phương Đông vào cuối tháng 6/2008, người mổ vẫn là bác sĩ Sơn.

Bán nhà, vay 1 tỷ đồng chạy chữa vẫn không khỏi

Sau lần mổ thứ hai, ông Nghệ phải điều trị phục hồi sức khỏe, thăm khám, thuốc thang… vô cùng tốn kém. Đầu tiên, bác sĩ Sơn giới thiệu ông Nghệ đến Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng để điều trị phục hồi. Sau bốn tháng điều trị tại đây, kết quả chẳng khả quan nên ông được nơi này chỉ định làm thêm hai cái nẹp chân (từ bắp đùi tới hai bàn chân) và hai cây nạng.

Thấy không bớt, ông lại đến khám ở chỗ bác sĩ Sơn thêm 3 lần nữa trong năm 2009. Mỗi lần khám mất hơn một triệu đồng gồm tiền xét nghiệm máu, siêu âm…

Tuy nhiên, từ năm 2011 tới nay ông Nghệ đã phải ngồi xe lăn vĩnh viễn vì bệnh tình ngày càng nặng, hễ chống nạng đi lại là bị ngã.

Về sau, thấy bác sĩ Sơn không muốn điều trị cho mình nữa, ông Nghệ yêu cầu hỗ trợ, giúp đỡ về tài chính nhưng bác sĩ Sơn không chịu.

Tháng 9/2010, ông tìm tới Hội đồng Giám định y khoa Tp.HCM để giám định và được xác nhận mất tới 85% sức lao động. Cuối cùng, bệnh nhân kiện bác sĩ Sơn ra tòa.

Đòi 3 tỷ, được 44 triệu đồng

Chiều 26/4 vừa qua, Tòa án nhân dân Quận 10 (Tp.HCM) tuyên án sơ thẩm vụ ông Nghệ kiện bác sĩ Sơn đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Theo đó, bác sĩ Sơn phải bồi thường cho ông Nghệ tiền mất thu nhập từ tháng 1/2009 đến nay là 52 tháng lương tối thiểu, theo mức lương tối thiểu 850.000 đồng/tháng (hiện mức lương tối thiểu là 1,05 triệu đồng/tháng), tổng cộng là 44,2 triệu đồng (trong khi ông Nghệ đòi bồi thường phần này là 655 triệu đồng).

Ngoài ra, tòa buộc bác sĩ Sơn phải hỗ trợ ông Nghệ mỗi tháng 850.000 đồng kể từ ngày án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

Còn lại, Tòa bác tất cả các yêu cầu khác của ông Nghệ như: Bồi thường tiền thuốc, chi phí điều trị, tiền sinh sống đến khi chết, cấp dưỡng nuôi con (ông Nghệ còn một con trai mới 17 tuổi), tổn thất tinh thần, tiền công thuê người chăm sóc… hơn 2,6 tỷ đồng.

Căn nhà nhỏ của ông Nghệ nằm sâu trong một con hẻm sâu gần chợ Thủ Đức. Trước đây cơ sở nước tinh khiết của ông thu nhập được mỗi tháng 5 triệu đồng, đủ nuôi 5 miệng ăn, do ông bị liệt phải ngưng kinh doanh từ đầu năm 2009 tới nay. Vợ ông phải bươn chải ra chợ Linh Trung bán quần áo kiếm tiền nuôi chồng con.

Ông Nghệ buồn rầu nói: “Hai chân tôi đã bị liệt hoàn toàn, sinh hoạt vợ chồng cũng không còn nên hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tòa chỉ tuyên bác sĩ Sơn bồi thường cho tôi có vài chục triệu đồng thì làm sao đủ bù đắp những thiệt hại về vật chất, tinh thần mà tôi đã và đang gánh chịu?.

Tôi cũng chẳng còn tiền để thuê luật sư, bệnh tật hành hạ, nhiều lúc nghĩ quẩn tôi chỉ muốn chết cho xong. Nhưng nghĩ lại tôi thấy mình phải sống để đi đòi công lý cho mình. Tôi sẽ kháng cáo để mong cấp phúc thẩm trả lại công bằng”.

Theo Xa lộ Pháp luật

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.