Bắc Giang tận dụng các FTA thế hệ mới làm 'bàn đạp', góp phần đưa kinh tế bứt phá

Hình ảnh minh họa.
Hình ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKFTA có tác động to lớn đến phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp của các địa phương trong cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng. Nhờ các FTA, kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Giang luôn tăng trưởng cao.

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm đến các chủ trương, chính sách hội nhập của Đảng và Nhà nước. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế; tập trung chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế (tổ chức nhiều hội nghị thông tin chuyên đề đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt; cán bộ chuyên môn và doanh nghiệp, hợp tác xã); tranh thủ phát huy những lợi thế so sánh của địa phương; khai thác hiệu quả lợi thế của các FTA đã có hiệu lực, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ các FTA, kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Giang luôn tăng trưởng cao, năm 2022 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 43,7 tỷ USD; năm 2023 ước đạt 52 tỷ USD. Các sản phẩm công nghiệp đã có mặt ở các thị trường CPTPP, EVFTA, UKFTA

Một số sản phẩm nông sản chủ lực của Bắc Giang đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Vải thiều, dưa bao tử, rau củ quả chế biến... với sản lượng xuất khẩu mỗi năm hàng trăm nghìn tấn, trị giá trên 250 triệu USD. Góp phần đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân; thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Theo một lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang: Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKFTA có tác động to lớn đến phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp của các địa phương trong cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng. Các hiệp định FTA thế hệ mới không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại..., mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm đầu tư công...

Khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, Bắc Giang có thể tận dụng những lợi thế để thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng xuất khẩu và thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp trong tỉnh có thể tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài, tiếp cận thị trường mới và thúc đẩy phát triển công nghiệp và kinh tế địa phương.

Bắc Giang có một số lợi thế quan trọng về phát triển công nghiệp, có thể tận dụng khi tham gia các hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA, UKFTA:

Tỉnh nằm ở vị trí chiến lược, gần các khu vực kinh tế trọng điểm như Hà Nội và Hải Phòng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và tiếp cận thị trường;

Bắc Giang có hệ thống giao thông đang được phát triển, bao gồm mạng lưới đường bộ, đường sắt và sân bay quốc tế Nội Bài gần đó. Điều này giúp tăng khả năng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa;

Tỉnh đã đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Điều này cung cấp không gian và tiện ích cho các doanh nghiệp đầu tư và sản xuất;

Địa phương có dân số đông đúc và nguồn lao động trẻ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực.

Bắc Giang có một số ngành công nghiệp phát triển mạnh và có lợi thế như điện tử, pin năng lượng mặt trời, ô tô, cơ khí, chế biến gỗ và dệt may. Nhờ vào sự phát triển này, tỉnh có sẵn cụm công nghiệp đáng kể và nền kinh tế đa dạng.

Bắc Giang đã chú trọng vào việc đổi mới công nghệ và tăng cường năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp trong tỉnh đã áp dụng công nghệ mới và quy trình sản xuất tiên tiến, tạo ra sản phẩm chất lượng cao và gia tăng giá trị gia tăng.

Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết: Lĩnh vực nông nghiệp của Bắc Giang có rất nhiều cơ hội tham gia các thị trường lớn. Để đón đầu các FTA thế hệ mới, trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã tập trung cơ cấu lại tổ chức sản xuất nông nghiệp theo nhu cầu của thị trường (đã phê duyệt danh mục 52 sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh).

Đặc biệt, tỉnh tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, đã hình thành một số vùng chuyên canh cây ăn quả, rau củ quả chế biến công nghệ cao... phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Một số sản phẩm đã xây dựng thương hiệu, có chỉ dẫn địa lý.

Thực tế, trước khi các hiệp định trên có hiệu lực thì sản phẩm nông sản chủ lực của Bắc Giang đã tiếp cận, thâm nhập một số thị trường khó tính bằng nhiều phương thức khác nhau, bước đầu đã có được lợi thế nhất định như: Vải thiều, lâm sản, rau củ quả chế biến, gà đồi Yên Thế. Với những lợi thế của các FTA thế hệ mới mang lại, tỉnh Bắc Giang xác định đây là cơ hội "vàng" để đẩy mạnh sản xuất, giảm dần sơ chế và xuất khẩu thô, thúc đẩy công nghiệp chế biến để gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp của tỉnh.

Bên cạnh những cơ hội, khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, Bắc Giang cũng sẽ đối mặt với một số thách thức:

Quỹ đất công nghiệp cơ bản đã hết trong khi hạ tầng các KCN, CCN chậm được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ; công tác hỗ trợ để triển khai một số dự án hạ tầng KCN. CCN ở các huyện chưa hiệu quả. Công tác xây dựng, vận hành các công trình cấp nước tập trung tại một số địa phương chưa thực sự hiệu quả. Giao thông kết nối với các tỉnh, thành phố lân cận còn nhiều điểm nghẽn. Chỉ tiêu CCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn không đạt kế hoạch đề ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; tình hình xung đột, chiến tranh và giá cả nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp, tình trạng thiếu điện, cắt điện luân phiên tại các địa phương đang khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đảo lộn, ngưng trệ, chi phí đội lên cao...

Một số dự án FDI có quy mô lớn cũng gặp khó khăn trong việc huy động chuyên gia, tuyển dụng quản lý (đặc biệt là nguồn nhân lực từ nước ngoài). Chất lượng thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn của các tập đoàn đa ngành, đa quốc gia; một số dự án đầu tư thứ cấp triển khai chậm, không đảm bảo tiến độ theo chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc giải ngân vốn đầu tư đăng ký của các doanh nghiệp chưa cao. Công tác bồi thường GPMB vẫn gặp nhiều khó khăn vướng mắc ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai các dự án. Công tác phối hợp bồi thường giải phóng mặt bằng giữa UBND huyện và Chủ đầu tư chưa tốt. Một số doanh nghiệp còn vi phạm quy định của pháp luật trên một số lĩnh vực như: đầu tư, xây dựng, môi trường, ANTT, PCCC... Tình hình ANTT trong các KCN và khu vực xung quanh các KCN còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, nhiều loại hình tội phạm mới và TNXH có nguy cơ tăng cao, trộm cắp tài sản trong doanh nghiệp.

Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang thông tin thêm, nông nghiệp địa phương cũng phải vượt qua những tồn tại. Đó là công nghiệp chế biến còn manh mún (có thể nói là sơ khai), công nghệ bảo quản sau thu hoạch, năng lực quản trị doanh nghiệp và các hợp tác xã còn yếu. Phần lớn các doanh nghiệp Bắc Giang là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên trình độ quản trị, chuỗi phân phối sản phẩm, tính liên kết với nhau, năng lực tài chính yếu. Thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản ngày càng biến động, nguy cơ rủi ro cao do công tác dự báo thị trường chưa theo kịp phát triển.

Sản xuất nông nghiệp quy mô lớn đi đôi với áp lực tiêu thụ, nhất là những sản phẩm có tính mùa vụ cao như vải thiều, rau củ quả công nghệ cao (sản lượng 150 - 200 nghìn tấn, thời gian thu hoạch trong khoảng 30 ngày). Sản phẩm nông sản của Bắc Giang còn bị cạnh tranh bởi nhiều loại nông sản thay thế khác, trong cùng thời điểm mà các quốc gia tham gia FTA với Việt Nam có lợi thế, mặt khác họ có trình độ khoa học, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến tốt hơn, có lợi thế cạnh tranh rất cao.

Đứng trước những cơ hội và thách thức do các FTA mang lại, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho hay: Bắc Giang đã xác định và tích cực chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực thi hiệu quả các FTA. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành các Quyết định, kế hoạch, chương trình "gỡ vướng", đồng thời tạo điều kiện thuận lợi phát huy lợi thế địa phương, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng xuất khẩu và thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc tế...

Loạt Quyết định, kế hoạch, chương trình của Bắc Giang nhằm vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội các FTA mang lại:

Chương trình hành động số 61-Ctr/TU Ngày 30/6/2014 thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ chính trị về hội nhập quốc tế; Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về thực hiện Chương trình hành động số 61-CTr/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa XI) về hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2020; Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 30/10/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới;

Quyết định số 1202/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 26/6/2015 ban hành Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; Quyết định số 1971/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 30/10/2015 ban hành Chiến lược xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 378/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 22/3/2016 phê duyệt Kế hoạch thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế; các nội dung hiệp định FTA được Việt Nam đã ký kết với các nước; Kế hoạch số 29/KH-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 28/2/2019 về việc thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương; Kế hoạch số 263/KH-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 15/9/2020 về việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu của tỉnh Bắc Giang;

Kế hoạch số 01/KH-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 04/01/2021 về Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 683/KH-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 22/12/2021 triển khai Đề án “Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”; Kế hoạch số 04/KH-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 23/02/2023 về thực hiện Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hoá tỉnh Bắc Giang đến năm 2030.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.