APEC 2017: Tập trung vào các chính sách kết nối giáo dục và khởi nghiệp

(PLO) - Ngày 13/5, tại Hà Nội, các đại biểu từ 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã tham dự và thảo luận nhiều nội dung quan trọng đóng góp cho Hội nghị SOM2.
APEC 2017: Tập trung vào các chính sách kết nối giáo dục và khởi nghiệp ảnh 1

Đại biểu Việt Nam tham dự hội thảo. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các cuộc họp liên quan, ngày 13/5, tại Hà Nội, các đại biểu từ 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã tham dự và thảo luận nhiều nội dung quan trọng đóng góp cho Hội nghị SOM2.

Tăng cường giáo dục toàn diện các vận động viên

Tại Hội thảo về “Kết nối giáo dục và khởi nghiệp: Thanh niên, Phụ nữ và Vận động viên”, bà Lê Thị Hoàng Yến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhấn mạnh, APEC được thành lập nhằm mục tiêu xây dựng Cộng đồng APEC năng động, hài hòa, phát triển bền vững. Hiện nay, APEC đã tập trung vào chính sách kết nối giáo dục và khởi nghiệp cho thanh niên, phụ nữ và các vận động viên, đặc biệt là cho các nữ vận động viên, những người cần nhiều quan tâm từ cộng đồng. 

Đánh giá cao những ý tưởng đến từ các nền kinh tế thành viên APEC trong việc thúc đẩy và hỗ trợ nữ vận động viên đã hết tuổi nghề phát triển đi lên trong cuộc sống, bà Lê Thị Hoàng Yến cho rằng, điều này cũng đóng góp vào sự phát triển chung của các nền kinh tế thành viên APEC. 

Đại biểu tham dự Hội thảo về “Kết nối giáo dục và khởi nghiệp: Thanh niên, Phụ nữ và Vận động viên” đã thảo luận các chính sách quan trọng của Chính phủ trong việc tăng cường giáo dục toàn diện đối với các vận động viên, đặc biệt là các nữ vận động viên; chia sẻ những bài học về thanh niên khởi nghiệp trong các nền kinh tế thành viên APEC; thảo luận bàn tròn về những nội dung sẽ được Mạng lưới chính sách thể thao APEC công bố vào tháng 4, 7, 10/2018. 

Giải quyết các vấn đề về môi trường 

APEC 2017: Tập trung vào các chính sách kết nối giáo dục và khởi nghiệp ảnh 2

Các đại biểu đại diện các nền kinh tế APEC thảo luận bên lề hội thảo. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Hội thảo về việc xây dựng phương pháp đo đạc và nhận thức tính bền vững của các thành phố trong khu vực APEC do Nhóm Bạn của Chủ tịch tổ chức nhằm xây dựng, tăng cường hiểu biết về các phương pháp đo đạc và nhận thức tính bền vững của các thành phố trong khu vực APEC để giải quyết các vấn đề về môi trường gây ra bởi quá trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Tại Hội thảo, các đại biểu đã được tìm hiểu nhiều bài học kinh nghiệm từ một số nền kinh tế thành viên APEC như: Việt Nam, Nhật Bản, Singapore…

Bà Lee Lai Choo, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững các thành phố châu Á cho rằng, điều quan trọng nhất trong các giải pháp bảo đảm tính bền vững của các thành phố trong khu vực APEC là yếu tố con người. Các Chính phủ phải có chính sách kết nối với người dân, đưa họ tham gia chặt chẽ vào tiến trình phát triển đô thị bền vững. 

Theo bà Lee Lai Choo, người dân Singapore đã thực sự tham gia tiến trình này bằng những việc cụ thể như: dọn sạch các bãi biển hàng năm và nhiều chiến dịch khác. Chính phủ Singapore đã kết nối với doanh nghiệp, người dân, tạo thành 3 trục quan trọng trong phát triển đô thị bền vững, bảo vệ môi trường. 

Chiều 13/5, Bộ Công Thương Việt Nam sẽ chủ trì phiên làm việc của Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI). Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HDRWG) tiếp tục làm việc với Hội thảo nâng cao nhận thức và hợp tác khu vực về kỹ năng và năng lực làm việc trong khu vực APEC./.

Tin cùng chuyên mục

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Đọc thêm

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Phó Thống đốc thường trực NHNN phát biểu tại hội nghị
(PLVN) - Để triển khai Chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đạt hiệu quả, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời tổng hợp, công bố chung các vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuộc đề án để các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.