Án mạng từ cái chợ tạm

Bị cáo Phạm Văn Nhân trước vành móng ngựa
Bị cáo Phạm Văn Nhân trước vành móng ngựa
(PLO) -Bị hàng xóm là kẻ hậu sinh “dạy dỗ” không đúng mực, Phạm Văn Nhân (SN 1955, ngụ tại tổ 17 phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) không làm chủ được hành vi nên đã gây án mạng.

Án mạng bắt nguồn từ cái chợ chưa xây

Tối 16/11/2015, sau bữa cơm, Nhân sang nhà ông Nguyễn Đức Ký (hàng xóm) chơi. Khi thấy vợ chồng chủ nhà phàn nàn về việc một phần khu chợ tạm gần đó sẽ bị rào, gây bất tiện cho một số hộ dân xung quanh, ông Nhân khuyên vợ chồng ông Ký “chợ tạm bị rào thì làm đơn lên cơ quan chính quyền”...

Câu chuyện đó nào ngờ lại lọt vào tai anh Nguyễn Văn Dũng (SN 1970, cùng ở khu tập thể với Nhân), vốn là người đầu tư xây dựng khu chợ mới, khi đó cũng đứng ở cách đó không xa.

Nghe thấy vậy, anh Dũng cảm thấy khó chịu vì tự dưng có kẻ “thọc gậy bánh xe” nên nghĩ cần phải cho kẻ lắm chuyện một “bài học”.

Nghĩ là làm, Dũng gọi Nhân ra một góc rồi đấm đá túi bụi, Nhân lúc đó yếu thế với lại cũng biết mình “lỡ miệng” nên cũng chỉ âm thầm chịu đòn, sau đó lẳng lặng bỏ về nhà. 

Chuyện lại chẳng dừng ở đó, anh Dũng sau đó vẫn không chịu thôi mà vẫn đứng đó cao giọng “chửi đổng” những ai muốn “xía” vào chuyện rào tường xây dựng khu chợ mới. Nhân thì vừa bị ăn đòn một trận tím tái, nỗi ấm ức chưa nguôi thì lại nghe giọng Dũng chửi văng vẳng bên tai khiến người đàn ông này thêm “cay mũi” nên đã về nhà lấy con dao giấu vào người rồi quay lại gặp anh Dũng để “nói chuyện phải trái”. 

Câu trước câu sau, hai bên chẳng giữ nổi bình tĩnh rồi lại lao vào ẩu đả. Trong lúc đó, Nhân rút con dao mang sẵn bên mình rồi đâm nhiều nhát vào người anh Dũng. Không ngờ kẻ vừa bị mình “dạy dỗ” cho một trận lại hung bạo đến thế, anh Dũng cũng chẳng kịp chống đỡ nên dính liền mấy nhát dao, vội ôm vết thương bỏ chạy.

Nhưng lúc này Nhân đã như say máu, quyết đuổi theo rồi bồi thêm những nhát dao chí mạng cho đến khi anh Dũng gục ngã, dù được người dân xung quanh đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng đã không qua khỏi...

Về phần Nhân, sau khi gây án thì đối tượng đã tìm đến cơ quan công an để đầu thú và giao nộp hung khí. 

Bị cáo Phạm Văn Nhân nghe tuyên án
Bị cáo Phạm Văn Nhân nghe tuyên án

Mất tình hàng xóm

Ngày 6/9 vừa qua, TAND TP.Hà Nội đã tiến hành xét xử bị cáo Phạm Văn Nhân với tội danh “Giết người”. Đứng trước vành móng ngựa, bị cáo tỏ ra hoàn toàn tỉnh táo và khai rõ ràng, chi tiết hành vi phạm tội của mình.

Nhân giải thích động cơ gây án là vì bị anh Dũng đánh, bị cáo cũng không muốn mọi chuyện căng thẳng nhưng thấy anh Dũng vẫn tiếp tục chửi bới mọi người nên đã quay lại nói chuyện phải trái với anh này, lúc đó bị cáo cầm dao theo chỉ để phòng thân chứ không có ý định giết người. Nhưng trong lúc tức giận, không kiềm chế được nên đã gây ra án mạng...

Trong phiên tòa ngày hôm đó, chị Phương Anh (vợ nạn nhân) vừa ông di ảnh của chồng vừa nói trong nước mắt: “Chồng tôi làm chủ đầu tư khu chợ, từ trước đến nay không gây mâu thuẫn với ai, khi có chuyện gì giữa khu chợ thì anh chỉ đưa lời nhắc nhở.

Chỉ vì sự việc nhỏ mà chồng tôi đã mất đi tính mạng. Chồng tôi chết đến nay đã gần 10 tháng rồi mà gia đình bị cáo không sang thăm hỏi hay xin lỗi gì. Giờ tôi không cần bồi thường gì hết, chỉ mong quý tòa xử nghiêm theo pháp luật”.

Trong phiên tòa hôm đó có sự tham gia của rất nhiều bà con hàng xóm cả bị cáo và nạn nhân, họ cho biết từ trước tới giờ Nhân sống rất tốt, chẳng mâu thuẫn hay thù oán với ai trong khu tập thể.

Bị cáo là công nhân về hưu, lương hưu chỉ đủ để chi tiêu dè xẻn. Hơn nữa, hai vợ chồng tuy sống chung nhà nhưng đã ly thân từ rất lâu, còn con cái đã trưởng thành và lập gia đình ở riêng. 

Nói về bị cáo Nhân, nhiều người đều tỏ vẻ ái ngại, có lẽ đối với người đàn ông tuổi đã ngoại lục tuần này, những biến cố trong cuộc sống đã đẩy ông ta trở thành người mang tội sát nhân...

Trong phiên tòa hôm ấy, câu nói của vị chủ tọa vang lên trong khán phòng tĩnh lặng: “Hàng xóm với nhau, người ta nói “một điều nhịn là chín điều lành”, trong những lúc mâu thuẫn hãy biết làm chủ hành vi của mình.

Tại sao bị cáo lại cầm dao đâm hàng xóm, để bây giờ, một bên tang thương, một bên vào tù. Giờ già yếu cả rồi, vào tù sẽ không còn cơ hội làm lại cuộc đời được nữa. Giết người là một tội nặng nhất rồi, ngày hôm nay đưa vụ án ra xét xử cũng chỉ để bị cáo nhận ra lỗi lầm của mình...”. Nghe những lời nói đó, bị cáo chỉ biết run rẩy đứng trước vành móng ngựa, lặng người không nói lời nào...

Khoảng thời gian tòa nghỉ nghị án cũng là khoảng lặng duy nhất của phiên tòa cho bị cáo được cảm giác thảnh thơi khi không phải trả lời chất vấn của HĐXX. Một khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng chậm chạp và nặng nề.

Lúc này bị cáo mới bắt gặp những ánh mắt của người thân, của gia đình bị hại... mỗi người một cảm xúc khác nhau. Những ánh mắt buồn rầu, ai oán khiến cảm giác tội lỗi và hụt hẫng tiếp tục dày vò...

Lúc được nói lời sau cùng, bị cáo đã cúi đầu nhận lỗi và cầu mong sự tha thứ từ gia đình của người bị hại. Bị cáo giờ đây tuổi đã cao, chỉ mong tòa xem xét giảm nhẹ tội để sớm trở về với gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, sau khi xem xét toàn bộ nội dung vụ án, HĐXX nhận định hành vi của bị cáo thể hiện tính côn đồ, gây nguy hiểm cho xã hội và đau thương cho gia đình nhà bị hại nên cần cách ly bị cáo ra ngoài xã hội, vì vậy đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Nhân mức án chung thân tội “Giết người”.

Bản án vừa được tuyên, Nhân run rẩy, cố quay đầu nhìn về phía luật sư biện hộ như muốn cầu cứu một điều gì đó. Và rồi, tranh thủ thời gian ít ỏi khi bị dẫn giải trở về trại giam, bị cáo nhanh vội chạy về phía người thân, trong nước mắt nói những lời ai oán, tuyệt vọng: “Chung thân rồi, còn sống làm gì nữa, không giúp được gì nữa đâu...”.

Khi vụ án đã khép lại, kẻ thủ ác thì đã phải trả giá thích đáng bằng bản án nghiêm khắc của pháp luật như trên mà chưa biết đến khi nào đến ngày hoàn lương, còn người bị hại thì đã mãi nằm nơi đất lạnh.

Mọi nỗi đau, tội lỗi rồi sẽ vơi đi theo thời gian, những câu chuyện này lại giúp thêm 1 bài học để chúng ta tin theo triết lý sống luôn dĩ hòa vi quý.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.