Ẩn họa sau những ’mái ấm tình thương’

 Trong 5 năm gần đây, chưa có nghiên cứu toàn diện về tình trạng trẻ em bị bạo lực, buôn bán và xâm hại tình dục. Tuy nhiên, sau một loạt các vụ việc xảy ra, có thể thấy độ an toàn của trẻ em trong các mái ấm, nhà mở, trong trường học và ngay cả trong nhà mình rất thấp.

Trong 5 năm gần đây, chưa có nghiên cứu toàn diện về tình trạng trẻ em bị bạo lực, buôn bán và xâm hại tình dục. Tuy nhiên, sau một loạt các vụ việc xảy ra, có thể thấy độ an toàn của trẻ em trong các mái ấm, nhà mở, trong trường học và ngay cả trong nhà mình rất thấp.

Gia tăng nguy cơ trẻ bị xâm hại

Theo số liệu của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (BVCSTE), trong 2 năm 2008-2009, tại 63 tỉnh thành có 2.260 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện và 4.138 vụ bạo lực trẻ em.

Cần cả cộng đồng vào cuộc

Đến nay, Quyết định 19/2004/QĐ-TTg về Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động trong điều kiện độc hại nguy hiểm đã  có 5 năm thực hiện.

Theo báo cáo của ông Hoàng Văn Tiến-Giám đốc Dự án Hỗ trợ Trẻ em lang thang (pha 2), tính đến 30/9/2010, sau 2 năm triển khai thực hiện, phần lớn các hoạt động hỗ trợ trẻ em của Dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra với tổng số 7.723 em (trong đó có 926 trẻ em lang thang và 6.797 trẻ có nguy cơ lang thang) và tổng lượt hỗ trợ là gần 40 nghìn lượt.

Tuy nhiên, những con số trên rất nhỏ bé và để bảo vệ các em rất cần cả cộng đồng vào cuộc.

Báo cáo của Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-X) ghi nhận: Tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, trong 3 năm từ 2005-2007, đã khởi tố hình sự 678 vụ gây thương tích, mua bán và xâm hại tình dục trẻ em với 762 nạn nhân.

Số liệu từ Bộ Công an cho hay, bình quân một năm xảy ra trên 100 vụ giết trẻ em, 800 vụ xâm hại tình dục với khoảng 900 em là nạn nhân và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý hình sự, trong đó có một số vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Đáng nói là thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có cả trẻ em và người lớn, trong đó bố đẻ chiếm 2,25% và người có quan hệ họ hàng, nuôi dưỡng chiếm 7,63%. Tệ nạn này là sự vi phạm thô bạo nhân phẩm và quyền con người của trẻ em, đe dọa trật tự, an toàn xã hội, gây ra những hậu quả trầm trọng. Do chán nản cuộc sống ở nhà, ở trường, nhiều em đã bỏ nhà đi bụi. Trẻ em lang thang cơ nhỡ là đối tượng có nguy cơ bị xâm hại tình dục và bạo hành cao nhất.

Số trẻ em bị buôn bán, bắt cóc vì mục đích thương mại có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo, năm 2008 có 208 em là nạn nhân của nạn buôn bán người thì đến năm 2009 con số này là 628 em. Tình trạng mua bán trẻ em sơ sinh cũng diễn biến phức tạp. Riêng hai vợ chồng tên Nguyễn Văn Hiển ở Hà Nội trong 7 tháng đã lừa bán 40 trẻ sơ sinh. Quốc hội đã lên tiếng về tình trạng mua bán bào thai xảy ra ngày càng nhiều.

Trong 5 năm gần đây, chưa có nghiên cứu toàn diện về tình trạng trẻ em bị bạo lực, buôn bán và xâm hại tình dục nhưng các nguyên nhân có thể thấy là hiện tượng chuyển đổi các chuẩn mực đạo đức và giá trị, các vấn đề xã hội nảy sinh, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em thiếu chặt chẽ, trong đó sự sao nhãng của người lớn cũng tạo ra sự mất an toàn cho trẻ em ngay trong chính gia đình của mình. Việc phát hiện và can thiệp, trợ giúp các trường hợp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, bị buôn bán chưa kịp thời, để lại những hậu quả đáng tiếc.

Mái ấm, nhà mở: Nhiều vấn đề!

Trẻ em đang sinh sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà mở ngoài nguy cơ có thể bị người nuôi dạy đánh đập, hoặc đối xử thô bạo thì còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác.

Theo một điều tra của Bộ LĐ-TB-XH, nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội, do hoàn cảnh sống đặc thù, thiếu sự quan tâm chăm sóc cần thiết của cha mẹ và gia đình, đồng thời thiếu những kiến thức xã hội trong việc phòng tránh tai nạn thương tích, nên nguy cơ bị tai nạn thương tích còn khá lớn. 

4 trẻ nghi bị bạo hành ở nhà mở Đồng Nai
4 trẻ nghi bị bạo hành ở nhà mở Đồng Nai

Tâm lý bất bình thường của các em là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tai nạn thương tích cho chính mình: Buồn bực chán nản, cô đơn tuyệt vọng, bất cần, cảm thấy bị bỏ rơi, dễ bị kích động trong sinh hoạt tập thể...

Tiếp theo đó là các yếu tố môi trường xung quanh như nguy cơ từ bể nước lộ thiên thiếu che chắn, hệ thống dây điện, thoát nước xuống cấp, hoặc chưa được bố trí hợp lý. Độ cao, dốc của cầu thang, lan can các nhà tầng; hệ thống cửa sổ, ổ điện, phích cắm bố trí không hợp lý... Thậm chí do chính các cô nuôi dưỡng thiếu kiến thức phòng ngừa để trẻ em vui chơi tự do tại những khu vực tiềm ẩn tai nạn bất ngờ... hoặc cho trẻ ăn uống bị sặc thức ăn.

Trên thực tế, việc thống kê tai nạn thương tích cũng chưa được các cơ sở/trung tâm bảo trợ xã hội chú trọng. Khảo sát của Bộ LĐ-TB-XH tại hầu hết các địa điểm cho thấy: Phòng y tế nơi sơ cấp cứu các em khi xảy ra tai nạn thương không có hệ thống sổ sách theo dõi, cập nhật... Chuyện này chủ yếu do các cán bộ chăm sóc cho rằng, khi cho rằng việc trẻ nô đùa, ngã trầy xước chân tay, sơ ý bị vật nhọn cứa vào tay chân...là chuyện bình thường.

Trẻ em lang thang được bảo vệ như thế nào?

Sau nhiều ngày đi lòng vòng từ Bộ LĐ-TB-XH, Cục Bảo trợ Xã hội rồi Cục BVCSTE, phóng viên PLVN vẫn chưa gặp được người có thẩm quyền trả lời về vấn đề quản lý các mái ấm, nhà mở hiện nay vì nhiều lý do từ phía các lãnh đạo có thẩm quyền trả lời.

Chiều qua (17/11), một cán bộ của Cục BVCSTE trao đổi với chúng tôi: “Mái ấm, nhà mở hoạt động theo chủ trương xã hội hóa. Các ngành, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân đều được phép mở. Đối tượng nào có nhu cầu thì đăng ký xin giấy phép. Theo quy định, sau khi xem xét, thẩm tra, UBND cấp tỉnh hoặc UBND quận, huyện sẽ quyết định có cấp giấy phép hay không. UBND cấp tỉnh, huyện cấp phép nhưng quản lý các mái ấm, nhà mở hiện nay là Sở LĐ-TB-XH. Các mái ấm, nhà mở những năm qua mọc lên như nấm, nhiều mái ấm, nhà ở tự phát hoạt động không hề có giấy phép nên đã không được quản lý bài bản như các trung tâm bảo trợ xã hội.

Hiện nay, Bộ LĐ-TB-XH chưa có số liệu thống kê tổng số các mái ấm, nhà mở trong toàn quốc. Dự kiến, trong năm 2011 sẽ đưa vấn đề quản lý mái ấm, nhà mở vào kế hoạch điều tra, khảo sát. Sau vụ việc bốn cháu bé bỏ trốn khỏi Nhà mở Đồng Nai, Cục BVCSTE đã có văn bản chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai rà soát các mái ấm, nhà mở trong tỉnh và gửi báo cáo về Cục”.

Như vậy, với tình trạng các cơ quan chức năng không nắm được số mái ấm, nhà mở có phép và mái ấm, nhà mở “chui” có thể thấy hoạt động quản lý các mái ấm, nhà mở hiện nay đang bị bỏ ngỏ và có nhiều vấn đề đáng báo động. Một câu hỏi đặt ra liệu có bao nhiêu trẻ em lang thang, cơ nhỡ bị bạo hành, bị đối xử tàn tệ mà chúng ta không được biết?

Sau khi được Cục nọ chỉ sang Cục kia, chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề quản lý, bảo vệ trẻ em hiện nay đang có sự quản lý chồng chéo. Hiện nay trẻ em lang thang, cơ nhỡ có hai cục của Bộ LĐ-TB-XH cùng chăm sóc là Cục BVCSTE và Cục Bảo trợ xã hội. Quản lý các mái ấm, nhà mở thuộc thẩm quyền của Cục BVCSTE, quản lý các trung tâm bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền của Cục Bảo trợ xã hội. Các mái ấm, nhà mở chưa được thống kê, còn các cơ sở bảo trợ xã hội toàn quốc, hiện có hơn 327 trung tâm đang nuôi dưỡng hơn 20.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Việc quản lý đan xen và chồng chéo này đang là vấn đề cần phải bàn.

Vụ bốn trẻ bỏ trốn khỏi nhà mở ở Đồng Nai: Trợ giúp pháp lý đã vào cuộc

Liên quan đến vụ bốn trẻ bỏ trốn khỏi nhà mở ở Đồng Nai, ngày 15/11, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước TP.Hồ Chí Minh (cơ quan của Sở Tư pháp TP) đã ra quyết định cử Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP.HCM, là cộng tác viên của trung tâm) và bà Đinh Thị Yến Ngọc (chuyên viên TGPL của trung tâm) tham gia bảo vệ quyền lợi cho các cháu.

Trước đó, ngày 10/11, Cục TGPL (Bộ Tư pháp) đã có công văn chỉ đạo đơn vị này phối hợp với Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Đồng Nai cử cán bộ chủ động liên hệ với Trung tâm Hỗ trợ xã hội và với các cơ quan chức năng ở địa phương thực hiện ngay công tác TGPL để bảo vệ kịp thời quyền lợi, tính mạng, sức khỏe cho các cháu.

Bà Yến Ngọc cho hay, hiện các cháu đã bình tĩnh trở lại. Ngoài cháu Nguyễn Văn Bé Hai đã 13 tuổi nên tự viết đơn đề nghị được TGPL, ba cháu còn lại được hai cán bộ Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP làm giám hộ cũng đã viết đơn gửi Trung tâm TGPL nhà nước TP. Tuy nhiên, ngày 16/11, ba cháu nhỏ đã được Sở LĐ-TB-XH TP bàn giao về Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Nai vì hai bé có gia đình ở Đồng Nai.

Riêng cháu Bé Hai vẫn đang ở Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP và khả năng sẽ chuyển về trung tâm quận 8 vì Bé Hai từng có thời gian sống tại đây. Theo bà Ngọc, Trung tâm TGPL nhà nước TP sẽ làm công văn giới thiệu và chuyển hồ sơ của ba cháu nhỏ về Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Đồng Nai tiếp tục thực hiện.

Hoàng Thư

Lam Hạnh

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.