Ấn Độ chao đảo vì khủng hoảng... hành tây

Dùng hành tây làm quà tặng khi khách hàng mua điện thoại
Dùng hành tây làm quà tặng khi khách hàng mua điện thoại
(PLVN) - Cuộc khủng hoảng hành tây đang khiến người dân Ấn Độ lao đao và thậm chí gây nên nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười”. Giờ đây, người dân dùng hành tây làm quà tặng khi bán điện thoại, dùng hành tây làm quà cưới hoặc trả tiền taxi thay tiền mặt...

Bán điện thoại “đắt như tôm tươi” nhờ tặng hành tây

Thông thường, anh Saravana Kumar chỉ bán được 2 chiếc điện thoại mỗi ngày. Thế nhưng, chỉ trong vòng 2 ngày mà anh Saravana Kumar, chủ một cửa hàng điện thoại tại thị trấn nhỏ Pattukottai, bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ, đã bán được tới tận 20 chiếc điện thoại thông minh, nhờ vào chiến lược thông minh khi biết cách nhắm vào tâm lý khách hàng. 

Theo đó, chỉ với một chiêu thức nhỏ đó là tặng quà cho khách hàng khi mua điện thoại. Nhưng điều đặc biệt ở chỗ, quà tặng không phải là các loại phụ kiện như tai nghe, ốp lưng, loa hay voucher giảm giá, mà là...“1kg hành tây”.

“Vợ tôi rất khó chịu khi tôi phát hành tây miễn phí cho khách hàng mua điện thoại, vì giá hành tây hiện nay rất đắt đỏ.  Nhưng đây là một chiến lược tiếp thị cho cửa hàng và tôi đã làm nên thành công cho riêng mình”, anh Saravana Kumar chia sẻ. 

Câu chuyện khó tin về cửa hàng điện thoại của Kumar chỉ là tình huống mới nhất trong chuỗi “bi kịch” thời gian qua, đẩy câu chuyện hành tây thành chương trình nghị sự kinh tế hàng đầu ở Ấn Độ và hơn thế nữa.

Cuộc khủng hoảng hành tây

Nếu như ở Trung Quốc đang đối mặt với khủng hoảng thịt lợn thì ở Ấn Độ, hành tây đang khiến người dân lao đao. Theo đó, giá hành tây ở Ấn Độ đã tăng gấp 10 lần trong năm nay, gây ra sự phản đối trên toàn quốc. Giá 1kg củ hành tây hiện bằng 1/3 thu nhập trung bình hằng ngày của người Ấn, lên tới 200 rupee (65.000 đồng) sau khi những trận mưa như trút nước gây thiệt hại mùa màng tại những bang trồng hành chính.

Một vài bang của Ấn Độ đã bắt đầu trợ giá để giảm gánh nặng cho người tiêu dùng. Trong khi đó, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu hành trên toàn nước này kể từ ngày 30/9, đồng thời nhập khẩu thêm từ nhiều nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

Nhiều người không thể hiểu tại sao hành tây lại ảnh hưởng đến kinh tế Ấn Độ đến vậy. Lý do là vì hành tây vốn là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn ở Ấn Độ. Trước đây kể từ thập niên 1980, hành tây từng đóng vai trò then chốt trong một số cuộc bầu cử ở Ấn Độ và các đảng phái phớt lờ giá trị của mặt hàng này cũng gặp phải những rủi ro đáng kể. Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng giá cả hành tây - đôi khi là thước đo trọng yếu đối với ổn định kinh tế của Ấn Độ - có thể là một “điềm báo” đối với bất kỳ chính phủ nào.

Giá cả hành tây leo thang không chỉ tác động đến từng hộ gia đình, mà còn đè nặng lên ngành dịch vụ ăn uống của nước này, khi nỗ lực thay thế hành tây bằng bắp cải hay củ cải không thành công. Nhiều cửa hàng vừa và nhỏ đã đưa một số món ăn phổ biến có hành tây ra khỏi thực đơn. Ông Manjunatha, quản lý nhà hàng Srinidhi Sagar ở Bangalore, cho biết: “Mua hành tây khá đắt đỏ và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng ngân sách của chúng tôi. Chúng tôi không thể tăng giá món ăn và cũng không thể phục vụ đồ ăn không có hành do mùi vị sẽ bị thay đổi. Vì vậy, lựa chọn duy nhất là đưa các món đó khỏi thực đơn”. 

Hiện nay, mạng xã hội Ấn Độ ngập tràn những nội dung liên quan tới hành. Những hashtag như #OnionPrices (giá hành) và #OnionCrisis (khủng hoảng hành) xuất hiện khắp Twitter, trong khi trên ứng dụng Tiktok cũng xuất hiện nhiều video châm biếm. Hay ho hơn, giờ đây hành trở thành một loại “tiền tệ” mạnh hơn đồng đôla Mỹ. Theo đó, người dân Ấn Độ dùng hành để trả tiền taxi hay còn dùng hành làm quà cưới. Nghiêm trọng hơn nữa, trong những này gần đây đã xuất hiện một số vụ cướp, ẩu đả, đánh nhau và tấn công xe chở hành tây đã xảy ra trên khắp Ấn Độ.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.