Ấn Độ báo động tình trạng thả trôi thi thể người bệnh COVID-19 trên sông Hằng

Lực lượng chức năng đã vớt được ít nhất 96 thi thể trôi dạt trên sông Hằng. Nguồn: PTI
Lực lượng chức năng đã vớt được ít nhất 96 thi thể trôi dạt trên sông Hằng. Nguồn: PTI
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu chính quyền các bang của nước này điều tra về hành vi thả trôi thi thể người bệnh tử vong do mắc COVID-19 trên sông Hằng, trong bối cảnh quốc gia Nam Á này đang vật lộn trong làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Giới chức Ấn Độ cho biết, trong những ngày qua lực lượng chức năng đã vớt được ít nhất 96 thi thể trôi dạt trên sông Hằng tại địa phận các bang Bihar và Uttar Pradesh. Họ đã phải giăng một tấm lưới lớn trên sông Hằng.

Phát biểu với báo giới, người dân địa phương cho biết nhiều gia đình đã trầm thi thể người thân xuống sông Hằng, bởi họ không thể mua được gỗ cho các lễ hỏa táng truyền thống của người Hindu hoặc do các lò hỏa táng quá tải vì số lượng người chết.

Theo TTXVN, ông Gajendra Singh Shekhawat - Bộ trưởng Bộ Jal Shakti (phụ trách nguồn nước) của Ấn Độ -  cho biết, Bộ Jal Shakti đã khuyến cáo người dân về những hoạt động này, đồng thời đưa ra những lệnh cấm liên quan. “Chúng tôi đã nghiêm khắc cảnh báo về việc thả trôi xác người chết trên sông Hằng và đưa ra các biện pháp cấm, nhằm đảm bảo rằng tất cả các thi thể sẽ được xử lý theo đúng quy định", Bộ trưởng Shekhawat nói.

Trong khi đó, Cơ quan quốc gia về giữ gìn môi trường tại sông Hằng thuộc Bộ Jal Shakti đã kêu gọi chính quyền các bang dọc sông Hằng áp dụng các biện pháp ngăn chặn người dân vứt thi thể người chết xuống sông Hằng.

Trong công điện gửi tới chính quyền các địa phương ven sông Hằng, cơ quan trên yêu cầu "đảm bảo canh gác nghiêm ngặt dọc theo chiều dài của con sông trong phạm vi quản lý hành chính của chính quyền địa phương, nhằm ngăn chặn hành vi thả trôi xác người chết trên sông Hằng và các nhánh thuộc con sông này, cũng như bất kỳ hoạt động nào khác trong tương lai có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sông Hằng, hoặc tình trạng sức khỏe và vệ sinh tại khu vực này."

Hiện Ấn Độ đã ghi nhận 23.340.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 348.421 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Nhiều chuyên gia cho rằng con số thực tế còn cao hơn do nhiều người không được xét nghiệm.

Theo số liệu thống kê chính thức từ Bộ Y tế Ấn Độ, tổng số ca tử vong do COVID-19 ở nước này đã lên tới 254.197 ca. Chỉ tính riêng trong 24 giờ qua đã có 4.205 người không qua khỏi và đây là con số cao kỷ lục.

Số người tử vong do dại dịch COVID-19 đã dẫn đến tình trạng quá tải tại các nhà xác, lò hỏa thiêu và nghĩa trang tại Ấn Độ.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.