Ám ảnh dòng nước đổi màu như 'tắc kè hoa' ở Dương Nội - Hà Đông

Kênh La Khê bị nhuộm bởi ba màu nước.
Kênh La Khê bị nhuộm bởi ba màu nước.
(PLVN) - Năm 2017, một số cơ sở dệt, nhuộm, in vải tại phường Dương Nội đã bị các cơ quan chức năng kiểm tra và xử phạt tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng vì xả thải trái phép ra môi trường. Tuy nhiên đến nay, những dòng nước bị ô nhiễm do dệt nhuộm vẫn ngày ngày “bức tử”môi trường nơi đây.

Một nhánh sông, ba màu nước

Nhiều năm nay, người dân Dương Nội vẫn luôn mang nỗi bức xúc vì sự ô nhiễm trầm trọng của những dòng nước, đặc biệt là nhánh sông Nhuệ, kênh La Khê chảy qua địa bàn. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân địa phương. Chị Phùng Thị Hà (Ỷ La, Dương Nội) bức xúc: “Cả chục năm nay, người dân chúng tôi sống khổ bên dòng sông ô nhiễm, ai cũng mang trong mình lo lắng về bệnh tật”.

Theo quan sát thực tế, phản ảnh của người dân “một dòng sông ba màu nước” là có thật. Ngay cầu La Khê, cách trạm bơm Hà Đông – Cần Thơ vài chục mét có một cống nước đang chảy ra kênh. Dòng nước thải có màu vàng nghệ, lại được xả với công suất lớn nên cả một khu vực kênh bị nhuộm vàng ươm.

Ngay trên mặt con kênh cũng có nhiều ống nước xả thải được nối từ các cơ sở sản xuất trong làng. Theo lời người dân địa phương, các ống xả trên đều của các xưởng dệt, xưởng in trên địa bàn. Không chỉ khu vực cầu La Khê, ở cuối ngõ 230 Ỷ La, cách Trường Đại học Kiểm sát khoảng 500m, dòng nước tại đây có dấu hiệu ô nhiễm nặng, cả đoạn sông bốc mùi thối nồng nặc, kết hợp với mùi hóa chất của dệt nhuộm tạo nên bầu không khí ngột ngạt, khó thở.

Theo chỉ dẫn của người dân, PV tiếp tục ghé qua cánh đồng Vàn Dộc nằm trong địa bàn tổ dân phố Thắng Lợi. Qua ghi nhận, các mương dẫn nước tưới tiêu trong khu vực cũng cùng chung tình trạng với dòng sông; cả đoạn mương dài bị nhuộm xanh, nước bốc hơi nghi ngút.

Cách cánh đồng không xa là một xưởng dệt nhuộm lớn. Dù cơ sở này luôn đóng kín cửa nhưng bên trong, máy móc và công nhân vẫn đang hoạt động tấp nập. Từ xưởng sản xuất, đường ống dẫn nước thải đưa thẳng ra khu vực sản xuất nông nghiệp của người dân.

Một người dân ở tổ dân phố Thắng Lợi cho biết, các cơ sở dệt nhuộm, in trong vùng thường xuyên xả thải trực tiếp ra môi trường: “Ở đây người ta xả thải từ trưa đến tối, nước thải mỗi hôm một màu, có hôm thì đỏ quạch, hôm thì xanh lét, lúc lại trắng đục. Chúng tôi làm ruộng ở đây lúc nào cũng phải đeo ủng và găng tay”, người dân này nói.

Vì không có nước sản xuất, người dân Thắng Lợi vẫn ngày ngày dùng thứ nước ô nhiễm để tưới cho hoa màu. Một người dân cho hay, họ không có nguồn nước nào khác để tưới tiêu. Nhà nào có điều kiện thì tự khoan giếng, bơm lên lấy nước tưới, còn lại đa số đánh liều dùng nước ở sông để tưới.

Nhánh sông Nhuệ trên địa bàn phường Dương Nội không chỉ bị nước thải gây ô nhiễm mà còn bị rác thải xâm lấn lòng sông. Dọc hai bên bờ kè, đủ loại rác thải được đổ tràn lan, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Mương tưới tiêu ở cánh đồng Vàn Dộc trở thành “suối nước nóng”, nhuộm màu xanh.
Mương tưới tiêu ở cánh đồng Vàn Dộc trở thành “suối nước nóng”, nhuộm màu xanh.

Người dân địa phương cho biết, bên bờ sông có một cơ sở làm biển quảng cáo, thường xuyên đổ rác thải ven bờ. Thêm vào đó, một số người ý thức kém cũng vứt rác thải sinh hoạt ra. Cứ thế, rác thải cứ ngày một chất đống mà không có ai thu gom làm môi trường ngày một xấu đi.

Loay hoay tìm giải pháp

Trên địa bàn phường Dương Nội hiện nay chỉ còn vài xưởng dệt, nhuộm, in hoa vải. Tuy nhiên mỗi ngày, các cơ sở sản xuất này đều sản xuất và xả thải ra môi trường nhiều m3 nước thải. Điều đáng nói, trong các loại nước thải, chất thải từ dệt nhuộm là loại nguy hiểm, không những gây tác động đến nguồn nước mặt mà còn ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, nguy cơ gây bệnh tật.

Được biết, từ tháng 2/2017, Phòng Tài nguyên - Môi trường quận Hà Ðông phối hợp với Ðội Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường và UBND phường Dương Nội kiểm tra và xử lý các cơ sở sản xuất dệt, nhuộm, in hoa vải. Qua đó 5 cơ sở thuộc tổ dân phố Thắng Lợi vi phạm xả thải và bị xử phạt với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng. Điều đáng nói, sau hai năm, tình hình môi trường tại phường Dương Nội vẫn không có dấu hiệu khả quan hơn.

Trao đổi với PV, bà Quản Thị Nam chuyên viên Phòng Tài nguyên - Môi trường quận Hà Đông cho biết, nguyên nhân của tình trạng tái diễn ô nhiễm môi trường do dệt nhuộm tại phường Dương Nội vì đây là làng nghề truyền thống từ xưa, nay đã mai một nhiều, tuy nhiên các cơ sở sản xuất vẫn giữ cách làm cũ nên xả thải trực tiếp ra môi trường.

Bên cạnh đó, dù một số cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng hệ thống này không hiệu quả, chưa đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép. Còn đối với một số cơ sở sản xuất nằm bên bờ nhánh sông Nhuệ, với lý do nằm trong vùng quy hoạch của dự án mở rộng sông Nhuệ nên cũng không đầu tư hệ thống xử lý nước thải.

Nói về giải pháp để cải thiện môi trường tại địa phương, vị chuyên viên Phòng Tài nguyên - Môi trường cho hay, năm 2018, TP Hà Nội có Kế hoạch số 124/KH-UBND, qua đó tăng cường các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, rà soát các điểm đen ô nhiễm. Từ đó, UBND quận Hà Đông phối hợp với UBND các phường thực hiện rà soát các điểm ô nhiễm, báo cáo thành phố để có biện pháp xử lý.

“Tuy nhiên, quận vẫn đang trong quá trình thực hiện các giải pháp”, bà Nam nói. “Cùng với việc rà soát các điểm đen ô nhiễm, hàng năm quận Hà Đông vẫn tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất thực hiện nghiêm việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, tăng cường thanh kiểm tra, xử phạt đối với các hành vi xả thải trái phép”.

Còn người dân thì mong muốn các cơ quan chức năng, trực tiếp là UBND phường Dương Nội, UBND quận Hà Đông cần có những hành động mạnh mẽ hơn với các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để người dân yên tâm sinh sống.

Đọc thêm

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…

Thời tiết cả nước 10 ngày đầu năm mới

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày 1-11/1/2025, khu vực Bắc Bộ duy trì hình thái đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải B Giải Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải B Giải Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII
(PLVN) - Tối 30/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ ​ chức Lễ trao Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII nhằm tôn vinh các cơ quan thông tấn, báo chí và các nhà báo có những đóng góp tiêu biểu trong thông tin, tuyên truyền cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự nhận Giải B với loạt tác phẩm “Tín chỉ carbon – Bước tiến tới tương lai”.