Những ngày gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin bức tượng mẫu gốc tượng đài Thánh Gióng bị phá dỡ tan tành…
Bức tượng gốc của Tượng đài Thánh Gióng chỉ còn là những mảnh vỡ |
Theo ông Xuân cho biết, vào ngày 16/1/1012, một công ty đã huy động cần cẩu và người đến phá dỡ mẫu gốc tượng đài Thánh Gióng của ông tại bãi đúc tượng ở dưới chân núi Sóc Sơn.
Bức tượng mẫu gốc này được ông sáng tác từ năm 2003 đến 2009 có chỉnh sửa để có được bức tượng gốc hoàn hảo cho việc phóng tác tượng Thánh Gióng đặt trên đỉnh núi đá Chồng thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Và ý định của tác giả cũng như Giáo hội Phật giáo là lưu giữ lại bức tượng mẫu bằng thạch cao này cho vào bảo tàng phật giáo hoặc bảo tàng Hà Nội để lưu lại cho các thế hệ đời sau.
Bên Giáo hội cũng có ý định là từ tượng mẫu gốc này sẽ làm 3 bức tượng tặng cho Quảng Ninh và sẽ đặt ở địa đầu Móng Cái, một cái tặng cho Huế và một bức đặt ở mũi Cà Mau. Ba địa danh rất có ý nghĩa với đất nước.
“Nhưng bây giờ tượng vỡ tan tành rồi thì lấy mẫu đâu mà làm. Bản gốc bao giờ cũng là bản quan trọng nhất, từ bản gốc mới có thể phóng tác ra các mẫu tượng khác. Thật quá đau lòng”, ông Kim Xuân bức xúc.
Ông Lộc cũng cho biết, trước đó trong cuộc họp đã thống nhất là sẽ để bên BQL dự án xây dựng tượng đài Thánh Gióng xây bệ để di chuyển tượng sang nơi khác, nhưng không ngờ họ lại cho phá dỡ nhanh như vậy.
Theo ông Xuân cũng như nhiều người dân, bức tượng này khi dựng lên tại đây đã được nhiều người dân, lãnh đạo đến thắp hương nguyện cầu cho việc đúc tượng Thánh Gióng được tốt đẹp. Bức tượng đã trở thành một biểu tượng linh thiêng của người Việt nhưng không ngờ họ lại có những hành động phá huỷ như vậy.
Ông Xuân cho biết, sẽ làm rõ vụ này, nếu cần sẽ khởi kiện việc xâm hại sáng tạo của ông: “Với tôi bức tượng đã trở thành vô giá vì đã dựng lên tượng đài Thánh Gióng, một biểu tượng quật cường của người Việt. Họ có bồi thường hàng triệu đôla tôi cũng không nhận”.
Tuấn Ngọc