98 người thiệt mạng vì rượu lậu độc hại tại Ấn Độ

Người thân ngồi bên thi thể một nạn nhân chết vì uống phải rượu lậu độc hại.
Người thân ngồi bên thi thể một nạn nhân chết vì uống phải rượu lậu độc hại.
(PLVN) - Số người chết vì vụ bê bối rượu lậu độc hại ở bang Punjab, miền bắc Ấn Độ tính đến ngày 2/8 đã tăng lên thành 98.

AFP dẫn lời ông Kulwant Singh – một quan chức địa phương - cho biết, chỉ riêng tại quận Tarn Taran của bang Punjab đã có 75 người tử vong trong vụ việc.

“Một số gia đình từ chối tiết lộ chi tiết về cái chết của người thân của họ và một số thậm chí đã hỏa táng thi hài người quá cố. Chúng tôi đã kiểm đếm được con số này sau khi thu thập thông tin”, ông Singh cho hay.

Ở quận Gurdaspur cũng đã có 11 người tử vong vì bê bối rượu lậu độc hại, một quan chức địa phương nói với AFP. Ở Amritsar có thêm 12 người tử vong.

Theo thông tin từ hãng tin Press Trust của Ấn Độ, cảnh sát đến nay đã bắt giữ 25 người vì thảm kịch ngày càng trở nên tồi tệ này.

Đảng đối lập ở Punjab ngày 2/8 đã lên tiếng kêu gọi chính quyền bang “kiềm chế những mafia rượu tại bang”. Thủ hiến bang Punjab Amarinder Singh trước đó cho biết đã ra lệnh mở một cuộc điều tra đặc biệt về những ca tử vong vừa qua và “bất cứ ai bị phát hiện có tội sẽ không được tha thứ”.

Trong một vụ việc riêng biệt, các nhà chức trách ở bang Andhra Pradesh ở miền nam Ấn Độ hôm 31/7 cũng cho biết đã có 9 người ở bang này đã tử vong sau khi uống chất khử trùng có cồn.

Mỗi năm ở Ấn Độ có hàng trăm người chết vì những loại rượu bất hợp pháp được sản xuất tại các nhà máy chưng cất lậu và được bán với giá chỉ 10 rupee (13 xu Mỹ) một lít, mức giá mà những người nghèo nhất cũng có thể mua được.

Theo ước tính của Hiệp hội Rượu và Rượu mạnh Quốc tế Ấn Độ, mỗi năm ở nước này có 5 tỷ lít rượu được sản xuất, trong đó có khoảng 40% được sản xuất bất hợp pháp.

Năm 2015, hơn 100 người trong một khu ổ chuột ở Mumbai đã chết sau khi uống rượu được nấu bất hợp pháp.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.