Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

91 năm thành lập Đảng: Mở ra tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam

91 năm thành lập Đảng: Mở ra tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam
(PLVN) - Nhìn vào khuyết điểm để sửa chữa chính là cơ sở bồi đắp niềm tin vào Đảng, để dân tin, dân yêu và hết lòng xây dựng, bảo vệ Đảng, để cùng Đảng hiện thực hóa khát vọng đất nước Việt Nam hùng cường.

Hôm nay (3/2/2021), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tự hào kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong không khí rộn ràng đón chào Xuân mới Tân Sửu 2021 và phấn khởi trước một tương lai đầy hứa hẹn đang mở ra phía trước.

Nói tương lai hứa hẹn là bởi đất nước vừa diễn ra sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử, Đại hội lần thứ XIII của Đảng thành công tốt đẹp.

Đảng đã đặt ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược cho lộ trình hiện thực mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045. Đó cũng là khát vọng thiêng liêng của toàn dân tộc Việt Nam!

Trước khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta bị áp bức dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Các phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, tuy dấy lên mạnh mẽ và theo nhiều khuynh hướng tư tưởng, con đường khác nhau nhưng đều thất bại. Nguyên nhân chung là do thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu một học thuyết khoa học tiên tiến soi đường.

Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã tiến hành hội nghị hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự tất yếu của lịch sử, là kết quả phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam kết hợp với Chủ nghĩa Marx-Lenin, là kết quả quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lựa chọn lịch sử nhưng cũng là nguyện vọng của hàng triệu người con đất Việt đứng dưới lá cờ của Đảng, là sự tin yêu, gắn bó với chính đảng có tư tưởng, mục tiêu xuyên suốt là “vì dân," lấy lợi ích và hạnh phúc của người dân làm gốc. Điều ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tất cả đường lối, phương châm, chính sách... của Đảng đều chỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân."

Từ khi có Đảng lãnh đạo, đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức. Cách mạng Tháng Tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mở ra một kỷ nguyên mới - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Sau ngày lập quốc, Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, thu non sông về một mối, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nơi phên dậu phía Tây Nam, nơi biên cương phía Bắc và nơi biển đảo phía Đông.

Giữa bộn bề gian khó do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, sự bao vây cấm vận và những khó khăn, trì trệ về kinh tế-xã hội, Đảng vẫn kiên định đường lối và khởi xướng, lãnh đạo toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Những cải cách kinh tế, chính trị đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế liên tục tăng trưởng, tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói được xóa bỏ. Từ một trong những nước nghèo nhất thế giới, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp.

Tại Đại hội lần thứ XIII, nhìn lại sự phát triển của Việt Nam sau 35 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là giai đoạn 2016-2020 có thể thấy những thành tựu đáng tự hào. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao với khoảng 5,9%; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên.

Chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng được phát hiện, điều tra, khởi tố, xét xử nghiêm minh, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh, được cán bộ, đảng viên, nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế, ngăn chặn.

Tự hào hơn nữa, năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khi kinh tế thế giới suy thoái thì kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 2,91%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu “kép," vừa khống chế, ngăn chặn đại dịch thành công, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống và an toàn cho người dân. Thành công của Việt Nam được thế giới ghi nhận, coi là điểm sáng trong xử lý đại dịch COVID-19.

Những thành tựu nổi bật từ quá trình phấn đấu bền bỉ, liên tục nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, nhất là trong 5 năm qua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhưng để đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới, nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đi đôi với “rất nhiều thuận lợi, thời cơ,"  đất nước ta đang phải đối mặt với “muôn vàn khó khăn, thử thách."

Môi trường đầu tư kinh doanh hiện vẫn chưa thực sự thông thoáng, minh bạch. Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp. Công nghiệp vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao. Giáo dục "làm người," đạo đức, lối sống chưa thực sự được chú trọng; nguy cơ tái mù chữ có xu hướng tăng ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giảm nghèo chưa bền vững, chưa xử lý hữu hiệu vấn đề phân hóa giàu-nghèo.

Vấn đề đáng báo động nữa là một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa gương mẫu, chưa thực sự tôn trọng ý kiến, kiến nghị của nhân dân và giải quyết kịp thời những quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của người dân. Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm. Việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm; kỷ cương, phép nước còn bị xem nhẹ. Hơn thế, tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao.

Đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội XIII với nhiều chủ trương, quyết sách mở ra một tương lai tươi sáng cho đất nước và dân tộc Việt Nam!
Đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội XIII với nhiều chủ trương, quyết sách mở ra một tương lai tươi sáng cho đất nước và dân tộc Việt Nam!

Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng những khuyết điểm, hạn chế không phải nhằm làm chùn ý chí hay tự hạ thấp những thành tựu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân đạt được trong chặng đường dài đã qua.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một Đảng mà giấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng, một Đảng biết công khai thừa nhận những sai lầm khuyết điểm của mình, tìm ra nguyên nhân và tìm ra cách sửa chữa thì đấy là dấu hiệu của một Đảng chân chính, Đảng cách mạng."

Cho nên, nhìn vào khuyết điểm để sửa chữa chính là cơ sở bồi đắp niềm tin vào Đảng, để dân tin, dân yêu và hết lòng xây dựng, bảo vệ Đảng, để cùng Đảng quyết tâm hiện thực khát vọng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Với truyền thống vẻ vang và những bài học kinh nghiệm quý báu trong 91 năm lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin tưởng Đảng sẽ lãnh đạo toàn dân tộc ta lập nên những thành tựu mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn.

Trong phát biểu bế mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Thành công rất tốt đẹp của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ cổ vũ mạnh mẽ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa."

Một tương lai tươi sáng đang mở ra cho đất nước và dân tộc Việt Nam!

Đọc thêm

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.