7 thực phẩm chức năng chứa chất cấm tuyệt đối không sử dụng

(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về 7 thực phẩm chức năng chứa chất cấm có thể gây hại cho người dùng. Các sản phẩm này có chứa tân dược được sử dụng để điều trị các vấn đề về chức năng tình dục ở nam giới và là thuốc điều trị theo đơn.

Cục An toàn thực phẩm cho biết, ngày sau khi Cơ quan Khoa học y tế Singapore (HSA) thông báo về việc phát hiện các chất cấm có trong một số loại thực phẩm bán tại Singapore, Cục ngay lập tức rà soát nội bộ. Kết quả cho thấy từ tháng 9/2014 đến nay, các sản phẩm trên chưa được cấp công bố tại Cục nhập khẩu vào Việt Nam.

Tuy nhiên, trước thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng 7 thực phẩm chức năng sau đây và báo với cơ quan chức năng gần nhất nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có bán các sản phẩm này.

1. Hamer Candies: Bào chế dạng kẹo; không có thông tin về nhà sản xuất; lý do thu hồi là do chứa chất N-desmethyl tadalafil (một tân dược được sử dụng để điều trị các vấn đề về chức năng tình dục ở nam giới và là thuốc điều trị theo đơn).

2. Coco Curv: Bào chế dạng gói bột; không có thông tin về nhà sản xuất; lý do thu hồi là do sản phẩm có chất sibutramine 14,92 mg/gói.

Sản phẩm Coco Curv từng được bán trên nhiều trang thương mại điện tử.
 Sản phẩm Coco Curv từng được bán trên nhiều trang thương mại điện tử.

3. Choco Fit: Bào chế dạng gói; nhà sản xuất Body Perfector Resources P.O Box 6243, Persiaran Dato Menteri, 40000 Shah Alam, Selangor; lý do thu hồi là do sản phẩm có chất sibutramine.

4. Nutriline Cleansline: Bào chế dạng gói 10 g; phân phối bởi Nutriline Wellness S Bhd. (nhà buôn), Nutriline Concept Sdn. Bhd. (nhà bán lẻ); lý do thu hồi là do sản phẩm có chất sennosides 11,84 mg/gói, 8,29 mg/gói.

5. Wholly Fitz "PASSION LEMON TEA" withGuarana Powder and Hoodia Gordonii Extract: Bào chế dạng gói 15 g; không có thông tin về nhà sản xuất; lý do thu hồi là do sản phẩm có sibutramine 14,62 mg/gói và 13,14 mg/gói.

6. Nutriline Thinsline: Bào chế dạng gói bột 15g; nhà sản xuất Nutriline Concept Sdn. Bhd; lý do thu hồi là do sản phẩm có chất sibutramine 14 mg/gói, 11,12 mg/gói.

7. Kimiso Dark Chocolate: Bào chế dạng gói 15 g;  không có thông tin về nhà sản xuất; lý do thu hồi là do sản phẩm có chất sibutramine 1,44 mg/gói và chất diphenhydra mine 8,44 mg/gói.

Sibutramine và sennoside đều là các loại tân dược, không được phép sử dụng trong sản phẩm thực phẩm chức năng.

Hoạt chất sibutramine từng được kê đơn thuốc giúp giảm cân, nhưng sau đó đã bị cấm tại Singapore từ năm 2010 do làm gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Còn sennoside dùng trong các thuốc có tính nhuận tràng, chỉ định dùng theo đơn.

Ngày 8/6/2010, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã ban hành công văn về việc ngưng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu sibutramine. Năm 2011, Cục đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất sibutramine do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng rút số đăng ký của tất cả thuốc có chứa hoạt chất sibutramine.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.