7 người trong 1 gia đình cùng bị tiểu đường

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một gia đình có 7 người cùng mắc bệnh tiểu đường, riêng người mẹ phải cắt bỏ bàn chân vì biến chứng.

7 người trong gia đình cùng mắc tiểu đường nhưng chủ quan

Đó là gia đình chị P.T.B (37 tuổi), cùng 1 ngày chị và mẹ (65 tuổi) phải nhập viện cấp cứu do biến chứng tiểu đường.

Bác sĩ cho biết, khi nhập viện, tình trạng hoại tử bàn chân của mẹ chị B đã lan rộng, các mạch máu nhỏ hư hỏng nặng, không đáp ứng điều trị, bắt buộc phải cắt cụt bàn chân để phòng nhiễm trùng lan rộng. Được biết, mẹ chị bị tiểu đường hơn 15 năm và là người đầu tiên trong gia đình bị cắt cụt chân do biến chứng. Những người còn lại trong gia đình đã phát hiện mắc tiểu đường nhưng không điều trị vì nghĩ rằng bệnh không nguy hiểm.

Bản thân chị P.T. B ban đầu chỉ nặng 50kg cao 1m57. Khi mang thai con đầu, chị tăng cân lên 80kg. Năm 2013, chị mang thai bé thứ 3 cân nặng lên 110kg kèm tiểu đường thai kỳ, phải mổ cấp cứu lấy thai, em bé chào đời nặng 5,2kg. Khi đó, bác sĩ khuyến cáo chị B dễ bị tiểu đường type 2 cần theo dõi nhưng do bận nên chị quên lời bác sĩ dặn.

Năm 2022, khi đi khám tổng quát, bác sĩ phát hiện chị B bị tiểu đường type 2 và loét dạ dày. Sau 5 ngày uống thuốc, chị thấy mệt nên bỏ điều trị. Cách đây vài ngày, cổ chân trái xuất hiện nốt thâm đen, sưng phù nên chị dùng kim chích nặn mủ. 3 ngày sau, chân đau nhức, chị lại tự mua kháng sinh uống nhưng không cải thiện. Cùng lúc thấy mẹ cũng bị đau nhức do biến chứng bàn chân tiểu đường lâu năm nên cả hai mẹ con nhập viện cấp cứu tại một bệnh viện tại TP HCM.

Chị B nhập viện trong tình trạng chân trái sưng phù, đau nhức, nhiễm trùng nặng, không đi được kèm sốt cao. Do nhập viện kịp thời nên sau 1 tuần điều trị tích cực, chị B hết sốt, đau nhức, chân giảm châm chích và bảo tồn được bàn chân.

Khuyến cáo quan trọng về bệnh tiểu đường

Theo chuyên gia, nếu người bệnh kiểm soát đường huyết không tốt, bỏ điều trị, bị tiểu đường lâu năm dễ bị biến chứng bàn chân tiểu đường, đe dọa tính mạng. Bởi đường huyết cao, suy giảm sức đề kháng, tổn thương mạch máu, dây thần kinh là một trong những yếu tố thúc đẩy nhiễm trùng nặng, hoại tử dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, cắt cụt chân, thậm chí tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Ở trường hợp của chị B đã bị biến chứng tiểu đường, có tổn thương mạch máu lớn, thần kinh với biểu hiện xơ vữa hẹp mạch máu, giảm tưới máu, tổn thương và rối loạn dinh dưỡng thần kinh, ảnh hưởng chức năng dẫn truyền thần kinh… Ban đầu người bệnh có các triệu chứng như: tê, lạnh, châm chích, đau nhức ở chân, đau nhiều hơn khi đi, nếu để lâu có thể mất cảm giác bàn chân. Tình trạng này diễn tiến âm thầm nhưng để lại hậu quả lớn nguy hiểm đến tính mạng.

Một số đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường, cần đi tầm soát định kỳ để phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng đáng tiếc xảy ra gồm:

- Người trên 45 tuổi

- Gia đình có người thân bị đái tháo đường (bố, mẹ, anh chị em ruột)

- Người ít vận động, chế độ ăn uống giàu carbohydrate tinh chế hoặc đường hấp thu nhanh

- Người có các bệnh đồng mắc như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thừa cân – béo phì

- Người mắc bệnh lý buồng trứng đa nang

- Đái tháo đường thai kỳ, tiền đái tháo đường

- Người có bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…

"Để kiểm soát đường huyết cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người bệnh phải hiểu biết rõ về bệnh, thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể, người bệnh không bỏ điều trị, uống thuốc đúng loại, đúng liều, đúng giờ. Chế độ ăn uống giảm tinh bột, tăng cường rau xanh, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Giữ lối sống, sinh hoạt lành mạnh, bỏ thuốc lá, rượu bia, không thức khuya. Thư giãn giúp giảm căng thẳng, vì căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây tăng đường huyết. Cuối cùng phải tái khám định kỳ để được kiểm tra đường huyết trung bình trong 3 tháng và tầm soát các biến chứng bệnh tiểu đường. Ngoài ra, người bệnh cần khám tầm soát sớm biến chứng bàn chân tiểu đường nhằm phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng, hoại tử dẫn đến cắt cụt chân", chuyên gia khuyến cáo.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.