Những ngày qua, dư luận cả nước phản ánh gay gắt về việc xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) tại chân đồi Núi Cấm, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam từ số tiền 81 tỷ đồng rồi nâng lên thành 410 tỷ đồng. Trước quyết định trên, nhiều ý kiến cho rằng, đầu tư số tiền này để xây dựng tượng đài là quá lãng phí.
Tượng đài với số tiền “khổng lồ”
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 16/5/2008, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 733/TTg-KGVX phê duyệt dự án xây dựng Tượng đài Mẹ VNAH tại Quảng Nam thành công trình văn hóa cấp quốc gia, mức kinh phí được duyệt là 81 tỷ đồng.
Đây là công trình để tưởng nhớ công ơn các mẹ VNAH, lấy nguyên mẫu Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ (huyện Điện Bàn), quy mô công trình cấp tỉnh, chất liệu là đá sa thạch...
Theo đó, Hội đồng nghệ thuật của công trình đã nâng quy mô công trình theo đúng tầm cỡ, cụ thể: Tượng đài có kích thước khối tượng chính rộng 86,5m, theo đường cong là 120m và có 8 trụ huyền thoại cao 9m được xây dựng trên mặt bằng kiến trúc cảnh quan 15ha.
Trong đó, có công trình bảo tàng nằm trong lòng tượng đài, nơi ghi danh gần 50.000 bà mẹ VNAH của cả nước và lưu giữ những hình ảnh tư liệu về những bà mẹ VNAH, hình ảnh về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và nhiều hạng mục công trình khác...
Ngoài ra, do đây là công trình quan trọng cấp quốc gia nên Hội đồng nghệ thuật đã thay đổi chất liệu từ đá sa thạch thành đá hoa cương (granite), có độ bền vững gấp 5-6 lần.
Tuy nhiên đến ngày 14/7 vừa qua, ông Lê Phước Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định điều chỉnh, bổ sung thêm hơn 330 tỷ đồng cho dự án, nâng tổng số tiền đầu tư lên hơn 410 tỷ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu...
Việc nâng số tiền “khổng lồ” này làm cho dư luận trong cả nước phản ánh gay gắt.
“Nên dành tiền chăm lo cho các mẹ còn sống”
Lý giải về sự điều chỉnh tăng kinh phí (hơn 410 tỷ đồng), ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam cho rằng: “Đây là tượng đài duy nhất tượng trưng cho gần 50.000 bà mẹ VNAH trong cả nước. Do vậy, tượng đài phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản: có giá trị nghệ thuật cao, bền vững vĩnh cửu và phải thật tương xứng để tri ân sự hy sinh lớn lao của các bà mẹ VNAH. Từ khi dự án được triển khai đến nay, các bộ, ngành T.Ư và tỉnh Quảng Nam đã họp bàn, nhiều lần điều chỉnh cụm tượng đài”.
Theo các chuyên gia của Bộ Xây dựng, Bộ KH-ĐT, kinh phí 81 tỷ đồng là không khả thi đối với công trình có tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan tới hơn 15ha, cả quần thể tượng đài đồ sộ và hoành tráng lớn nhất nước như vậy.
Việc điều chỉnh nội dung thiết kế, thay đổi chất liệu, quy mô và tổng vốn đầu tư như trên đã được các Bộ Xây dựng, VH-TT&DL, Tài chính, KH-ĐT rà soát rất kỹ lưỡng... nên nguồn kinh phí này được UBND tỉnh điều chỉnh tăng từ 81 tỷ đồng lên 411,2 tỷ đồng.
Ông Đinh Hài nhấn mạnh: “Dự toán 411,2 tỷ đồng nhưng kỳ thực, tỉnh Quảng Nam chưa cầm số tiền đó trong tay, mà phải làm từng giai đoạn, có tiền đến đâu làm đến đó.
Đến thời điểm này, T.Ư hỗ trợ 50 tỷ, tỉnh Quảng Nam 20 tỷ, các tổ chức xã hội, cá nhân ủng hộ 11 tỷ. Như vậy, còn cần hơn 300 tỷ để hoàn thành công trình này vào cuối năm 2013 như kế hoạch đề ra”.
Trước đó, hiều ngày 20/9 vừa qua tại Đà Nẵng, Sở VH-TT&DL Quảng Nam và Cty TNHH Xây dựng, thương mại và mỹ thuật Đà Nẵng II đã tổ chức gặp gỡ báo chí xung quanh vấn đề này.
Khi phóng viên đặt câu hỏi: Trong thời điểm khó khăn chung hiện nay, đặc biệt cả nước đang quyết liệt cắt giảm đầu tư công, nếu Chính phủ không phê duyệt số tiền lớn như vậy, liệu công trình có bị đình lại, nếu tiếp tục thì như thế nào? Ông Nguyễn Văn Hàm - Phó GĐ Sở VH-TT&DL nói rằng: “Tôi tin T.Ư và các ban, ngành vào đây xem xét sẽ phê duyệt ngay. Nếu không thể có số tiền đó, chúng tôi vẫn làm, nhưng quy mô sẽ khác, chất liệu sẽ khác. Có tiền thì làm đá hoa cương, không tiền thì xi-măng cốt thép, rồi cắt giảm vật liệu, dùng những thứ rẻ tiền, rồi cũng xong hết!”(?!).
Nhưng nhiều người dân cho rằng, xây dựng tượng đài ghi công mẹ VNAH là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải quá hoành tráng, tốn kém đến hàng trăm tỷ đồng như vậy, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay.
Hơn nữa, Quảng Nam cũng không phải là tỉnh giàu có, đời sống người dân còn rất khó khăn. Không những thế, hiện nay cả nước còn hàng nghìn bà mẹ VNAH còn sống, hầu hết các mẹ đã ở vào độ tuổi 90.
Do vậy, chỉ cần dùng 1/10 số tiền trên để xây một tượng đài có ý nghĩa, phần còn lại chăm lo cho các mẹ còn sống thì sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.
Trương Gia Hân
Tượng đài với số tiền “khổng lồ”
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 16/5/2008, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 733/TTg-KGVX phê duyệt dự án xây dựng Tượng đài Mẹ VNAH tại Quảng Nam thành công trình văn hóa cấp quốc gia, mức kinh phí được duyệt là 81 tỷ đồng.
Đây là công trình để tưởng nhớ công ơn các mẹ VNAH, lấy nguyên mẫu Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ (huyện Điện Bàn), quy mô công trình cấp tỉnh, chất liệu là đá sa thạch...
Theo đó, Hội đồng nghệ thuật của công trình đã nâng quy mô công trình theo đúng tầm cỡ, cụ thể: Tượng đài có kích thước khối tượng chính rộng 86,5m, theo đường cong là 120m và có 8 trụ huyền thoại cao 9m được xây dựng trên mặt bằng kiến trúc cảnh quan 15ha.
Công nhân đá đang cố gắng hoàn tất 8 trụ huyền thoại. |
Ngoài ra, do đây là công trình quan trọng cấp quốc gia nên Hội đồng nghệ thuật đã thay đổi chất liệu từ đá sa thạch thành đá hoa cương (granite), có độ bền vững gấp 5-6 lần.
Tuy nhiên đến ngày 14/7 vừa qua, ông Lê Phước Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định điều chỉnh, bổ sung thêm hơn 330 tỷ đồng cho dự án, nâng tổng số tiền đầu tư lên hơn 410 tỷ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu...
Việc nâng số tiền “khổng lồ” này làm cho dư luận trong cả nước phản ánh gay gắt.
“Nên dành tiền chăm lo cho các mẹ còn sống”
Lý giải về sự điều chỉnh tăng kinh phí (hơn 410 tỷ đồng), ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam cho rằng: “Đây là tượng đài duy nhất tượng trưng cho gần 50.000 bà mẹ VNAH trong cả nước. Do vậy, tượng đài phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản: có giá trị nghệ thuật cao, bền vững vĩnh cửu và phải thật tương xứng để tri ân sự hy sinh lớn lao của các bà mẹ VNAH. Từ khi dự án được triển khai đến nay, các bộ, ngành T.Ư và tỉnh Quảng Nam đã họp bàn, nhiều lần điều chỉnh cụm tượng đài”.
Theo các chuyên gia của Bộ Xây dựng, Bộ KH-ĐT, kinh phí 81 tỷ đồng là không khả thi đối với công trình có tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan tới hơn 15ha, cả quần thể tượng đài đồ sộ và hoành tráng lớn nhất nước như vậy.
Việc điều chỉnh nội dung thiết kế, thay đổi chất liệu, quy mô và tổng vốn đầu tư như trên đã được các Bộ Xây dựng, VH-TT&DL, Tài chính, KH-ĐT rà soát rất kỹ lưỡng... nên nguồn kinh phí này được UBND tỉnh điều chỉnh tăng từ 81 tỷ đồng lên 411,2 tỷ đồng.
Ông Đinh Hài nhấn mạnh: “Dự toán 411,2 tỷ đồng nhưng kỳ thực, tỉnh Quảng Nam chưa cầm số tiền đó trong tay, mà phải làm từng giai đoạn, có tiền đến đâu làm đến đó.
Đến thời điểm này, T.Ư hỗ trợ 50 tỷ, tỉnh Quảng Nam 20 tỷ, các tổ chức xã hội, cá nhân ủng hộ 11 tỷ. Như vậy, còn cần hơn 300 tỷ để hoàn thành công trình này vào cuối năm 2013 như kế hoạch đề ra”.
Trước đó, hiều ngày 20/9 vừa qua tại Đà Nẵng, Sở VH-TT&DL Quảng Nam và Cty TNHH Xây dựng, thương mại và mỹ thuật Đà Nẵng II đã tổ chức gặp gỡ báo chí xung quanh vấn đề này.
Khi phóng viên đặt câu hỏi: Trong thời điểm khó khăn chung hiện nay, đặc biệt cả nước đang quyết liệt cắt giảm đầu tư công, nếu Chính phủ không phê duyệt số tiền lớn như vậy, liệu công trình có bị đình lại, nếu tiếp tục thì như thế nào? Ông Nguyễn Văn Hàm - Phó GĐ Sở VH-TT&DL nói rằng: “Tôi tin T.Ư và các ban, ngành vào đây xem xét sẽ phê duyệt ngay. Nếu không thể có số tiền đó, chúng tôi vẫn làm, nhưng quy mô sẽ khác, chất liệu sẽ khác. Có tiền thì làm đá hoa cương, không tiền thì xi-măng cốt thép, rồi cắt giảm vật liệu, dùng những thứ rẻ tiền, rồi cũng xong hết!”(?!).
Nhưng nhiều người dân cho rằng, xây dựng tượng đài ghi công mẹ VNAH là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải quá hoành tráng, tốn kém đến hàng trăm tỷ đồng như vậy, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay.
Hơn nữa, Quảng Nam cũng không phải là tỉnh giàu có, đời sống người dân còn rất khó khăn. Không những thế, hiện nay cả nước còn hàng nghìn bà mẹ VNAH còn sống, hầu hết các mẹ đã ở vào độ tuổi 90.
Do vậy, chỉ cần dùng 1/10 số tiền trên để xây một tượng đài có ý nghĩa, phần còn lại chăm lo cho các mẹ còn sống thì sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.
Trương Gia Hân