4 vụ tấn công liên tiếp, 'lò lửa' của châu Âu 'nóng' trở lại

Nước Đức trở nên nóng bỏng sau một loạt vụ tấn công
Nước Đức trở nên nóng bỏng sau một loạt vụ tấn công
(PLO) - Những ngày vừa qua, liên tiếp 4 vụ tấn công đã xảy ra ở Đức làm thiệt mạng nhiều người đã khiến “lò lửa” của châu Âu này “nóng” trở lại. Những tranh cãi về vấn đề người di cư ở Đức sau một thời gian tạm lắng dịu nay được dịp bùng phát...

Giới chức Đức đã xác nhận hung thủ xả súng làm 9 người thiệt mạng và 27 người bị thương ở Munich ngày 22/7 vừa qua là một thanh niên 18 tuổi người Đức gốc Iran (sinh ra và lớn lên ở Đức). Vụ xả súng diễn ra ngay sau vụ một thiếu niên cầm rìu tấn công hành khách trên một chiếc xe lửa ở Wuerzburg hôm 19/7 và là vụ thứ ba ở châu Âu chỉ trong vòng 1 tuần. 

Đến đêm 24/7 tại thành phố Ansbach ở bang Bayern, một vụ nổ lớn đã xảy ra khi đang có một lễ hội âm nhạc diễn ra tại đây, làm ít nhất 1 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương nặng. 

Liên tiếp các vụ việc

Ngày 25/7, trang mạng Nordbayern.de đưa tin Bộ trưởng Nội vụ bang Bayern Joachim Herrmann cho rằng không thể loại trừ khả năng vụ nổ ở thành phố Ansbach là một vụ tấn công khủng bố liên quan tới Hồi giáo.

Trước đó, phát biểu tại một buổi họp báo, Bộ trưởng Herrmann xác nhận nam đối tượng người Syria, 27 tuổi, đã tử vong khi thiết bị nổ mà y mang theo phát nổ bên ngoài một lễ hội âm nhạc ở thành phố Ansbach. Ông Herrmann cho biết thêm, đối tượng này từng tìm cách tự sát 2 lần trước đó, song chưa thể xác minh y có ý định tự sát hay “muốn những người khác chết theo”, đồng thời khẳng định rằng các đồ vật có trong balo của đối tượng đủ để gây thương vong cho nhiều người. 

Đây là vụ tấn công thứ ba xảy ra ở bang Bayern và là thứ tư ở Đức chỉ trong một tuần qua. Trước đó, tại Würzburg thuộc bang Bayern, một đối tượng người Afghanistan, 17 tuổi, đã tấn công bằng rìu trên tàu khiến nhiều người bị thương, tiếp đó là vụ xả súng tại Munich làm 9 người thiệt mạng và gần đây nhất là vụ đối tượng 21 tuổi, một người tị nạn đến từ Syria, đã dùng dao tấn công ở Reutlingen, bang Baden-Württemberg khiến một phụ nữ mang thai thiệt mạng và 5 người khác bị thương.

Thổi bùng “lò lửa”

Trong nửa cuối năm 2015, quyết định của Thủ tướng Đức Angela Merkel chấp nhận đơn xin tị nạn của những người chạy trốn cuộc xung đột tại Syria đã dẫn đến làn sóng người di cư ồ ạt đến Đức. Mặc dù người dân Đức ban đầu hoan nghênh quyết định của bà Merkel, song sau đó nhiều người đã bày tỏ lo ngại trước những tác động về xã hội, kinh tế và chính trị của việc tiếp nhận hàng nghìn người di cư.

Điều này gây phương hại tới uy tín của Chính phủ Đức và làm dấy lên căng thẳng trong Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo của bà Merkel. Cuộc khủng hoảng người di cư còn giúp cho đảng Sự lựa chọn cho nước Đức - đảng phản đối người nhập cư - tăng vọt uy tín.

Đáp lại, bà Merkel siết chặt các quy định về xin tị nạn vào Đức, chấp nhận áp dụng các biện pháp kiểm soát đường biên giới dọc tuyến đường di cư từ Balkan và ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ về việc hạn chế số người vào Liên minh châu Âu (EU). Mặc dù “Thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ” gây nhiều tranh cãi, song văn kiện này sau khi có hiệu lực vào cuối tháng 3 vừa qua đã góp phần chặn được làn sóng người di cư đổ vào châu Âu. 

Tuy nhiên, các vụ tấn công vừa qua sẽ kích động những người phản đối bà Merkel. Kẻ tấn công ở Wuerzburg là một thiếu niên tị nạn, và các lực lượng chính trị sẽ viện dẫn vụ việc này để chứng tỏ rằng người nhập cư là mối đe dọa đối với nước Đức.

Mặt khác, giới chức Đức xem ra đã làm cho sự việc thêm phức tạp bởi kẻ tấn công (đăng ký là người tị nạn Afghanistan) nhưng giới chức nước này lại nói rằng “có thể thiếu niên này đến từ Pakistan”. Điều này khiến dư luận đặt dấu hỏi về khả năng của giới chức Đức trong việc đăng ký và quản lý người di cư.

Trong vụ việc ở Munich, mặc dù kẻ xả súng không phải là người tị nạn, song gốc gác Iran của nghi can này khiến tâm lý chống Hồi giáo ở Đức tăng thêm. Trong các năm 2014 và 2015, tổ chức Pegida chống đạo Hồi đã tổ chức các cuộc biểu tình lớn ở Dresden và một số thành phố khác tại Đức. Hồi đầu tháng, tổ chức này tuyên bố kế hoạch trở thành một chính đảng và ủng hộ đảng Sự lựa chọn cho nước Đức.

Theo số liệu của giới chức Đức, trong năm 2015 đã xảy ra 1.029 vụ tấn công nhằm vào các khu trại của người di cư, tăng so với con số 199 hồi năm 2014. Riêng trong quý I/2016 đã xảy ra gần 300 vụ tấn công vào các trại người di cư.

Nguy cơ phá sản kế hoạch kiểm soát nhập cư

Mặc dù kế hoạch chặn đứng làn sóng người di cư của Chính phủ Đức được đánh giá là “về cơ bản đã thành công” song hiện lại đang có nguy cơ phá sản. Những thỏa thuận của Thổ Nhĩ Kỳ về việc thanh lọc người xin tị nạn phụ thuộc vào những yêu sách của Ankara đối với ngân sách của EU, các cuộc đàm phán về tư cách thành viên và việc bãi bỏ thị thực.

Tuy nhiên, cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua đã dẫn đến việc Ankara đàn áp phe đối lập và làm dấy lên làn sóng chỉ trích từ các thành viên EU. Berlin hiện đang ở vào tình thế khó xử, vừa phải lên tiếng cảnh báo về pháp trị ở Thổ Nhĩ Kỳ, vừa phải kêu gọi nước này tôn trọng thỏa thuận về người nhập cư. Nghị viện Châu Âu và các thành viên châu Âu sẽ lại tranh cãi về vấn đề này vào đầu tháng 9 tới và Chính phủ Đức sẽ khó có thể thuyết phục được họ đồng ý duy trì thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại Đức, các cuộc bầu cử khu vực diễn ra vào ngày 4/9 tới ở Mecklenburg-Vorpommern và ở Berlin ngày 18/9 sẽ là thước đo uy tín của liên minh cầm quyền trung hữu và trung tả cũng như hoạt động của đảng Sự lựa chọn cho nước Đức. Nếu Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo của bà Merkel nhận được số phiếu thấp, Thủ tướng sẽ bị gây áp lực lớn hơn và buộc phải có chính sách cứng rắn hơn đối với người nhập cư.

Kết quả bầu cử yếu kém của đảng cầm quyền cũng sẽ ảnh hưởng tới cách thức nước Đức giải quyết những vấn đề khác nữa trong bối cảnh nước này vốn đã bất đồng với các quốc gia Nam Âu như Pháp và Italia xung quanh cách thức quản lý khu vực đồng euro. Trong bối cảnh các cuộc tấn công liên tiếp xảy ra trên toàn châu Âu, các quốc gia thành viên EU sẽ có thêm động lực để tăng cường hợp tác trong các vấn đề an ninh mặc dù triển vọng ra đời một liên minh an ninh chung vẫn còn xa vời...

Đọc thêm

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.