4 mục tiêu phát triển bền vững biển Đông Á sau năm 2015

Diễn đàn Bộ trưởng các biển Đông Á chiều ngày 20/11
Diễn đàn Bộ trưởng các biển Đông Á chiều ngày 20/11
(PLO) - Trong khuôn khổ Đại hội Biển Đông Á lần thứ 5, chiều tối 20/11, tại Đà Nẵng, Diễn đàn Bộ trưởng các biển Đông Á diễn ra với sự tham dự của Bộ trưởng và Trưởng đoàn đại biểu các nước Đông Á và các tổ chức quốc tế, nhằm thảo luận và đưa ra các quyết sách cho sự phát triển bền vững biển Đông Á sau năm 2015. 
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã cùng nhìn lại tiến bộ của mỗi quốc gia trong phát triển bền vững các vùng biển và vùng bờ biển như đã cam kết trong Chiến lược Phát triển Bền vững các Biển Đông Á (SDS-SEA) vào năm 2003. 
Diễn đàn cũng tập trung thảo luận, trình bày quan điểm và các sáng kiến, kế hoạch quốc gia thực hiện Chiến lược phát triển bền vững các biển Đông Á năm 2015 vào thời gian tới. Tại đây, Bộ trưởng và các quan chức chính phủ cấp cao của 11 nước trong khu vực đã đồng thuận ký kết bản Thỏa thuận Đà Nẵng đề ra các mục tiêu, lộ trình mà các quốc gia trong khu vực sẽ đạt được trong 5 năm tới để phát triển bền vững biển Đông Á.
Bản Thỏa thuận đã thông qua Chiến lược biển và vùng bờ biển khu vực, nhấn mạnh tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm cả việc giảm thiểu các khí nhà kính, đồng thời thích ứng và giảm thiểu các tác động xã hội, kinh tế và sinh thái do thời tiết khắc nghiệt, tai biến thiên nhiên và do con người gây ra.
Thứ trưởng Chu Ngọc Hiển phát biểu tại Diễn đàn
Thứ trưởng Chu Ngọc Hiển phát biểu tại Diễn đàn 

Theo đó, thỏa thuận Đà Nẵng đặt ra bốn mục tiêu cho mỗi quốc gia để đạt được các tiến bộ trong 5 năm tiếp theo. Thứ nhất, đến năm 2017, Tổ chức đối tác về quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA) sẽ trở thành một tổ chức tự duy trì và sẽ quản lý, điều phối các nguồn lực, các kết quả, dịch vụ và cơ chế tài chính để thúc đẩy thực hiện Chiến lược phát triển bền vững các biển Đông Á (SDS-SEA) ở cấp khu vực, quốc gia và địa phương.

Thứ 2, đến năm 2018 có được một Hệ thống Báo cáo khu vực về đại dương và vùng bờ phục vụ theo dõi tiến độ, các tác động, lợi ích và sẽ tiếp tục cải tiến quy hoạch và quản lý việc thực hiện SDS-SEA.

Thứ 3, đến năm 2021, dựa trên các thông tin khoa học tốt nhất, sẽ xây dựng và triển khai thực hiện được các chính sách biển và vùng bờ biển quốc gia, hỗ trợ xây dựng luật pháp, soạn thảo thể chế tại 100% các nước Đối tác PEMSEA, phù hợp với các cam kết phát triển bền vững môi trường quốc tế.

Mục tiêu cuối cùng, đến năm 2021, các chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ biển nhằm phát triển bền vững các vùng biển và vùng bờ biển sẽ được mở rộng để thực hiện tại ít nhất 25% đường bờ biển của khu vực và các lưu vực sông liền kề, hỗ trợ thực hiện các ưu tiên và thỏa thuận quốc gia để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững Liên hợp quốc, Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Các mục tiêu đa dạng sinh học Aichi, Khung Sendai về giảm thiểu rủi ro thảm họa (UNISDR) sau năm 2015 và các mục tiêu phát triển bền vững và môi trường thích hợp khác.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Chu Phạm Ngọc Hiển nhận định: mục tiêu thứ 1 là rất cần thiết để đảm bảo tăng cường phối hợp và hợp tác giữa các quốc gia và các bên liên quan để phát triển bền vững khu vực. PEMSEA đã đóng vai trò trung tâm hợp tác từ khi được xây dựng vào năm 1993. Các nước trong khu vực đã được PEMSEA hỗ trợ để mở rộng quản lý tổng hợp vùng bờ hay ICM như một phương tiện để giải quyết theo hệ thống các ràng buộc trong phát triển bền vững. Để tiếp tục có được những hỗ trợ từ PEMSEA, Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ PEMSEA đạt được mục tiêu 1.

“Chúng tôi đồng ý đến năm 2021 sẽ thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ biển tại 25% đường bờ biển của các quốc gia. Như các bạn đã biết, các khu vực ven biển là những khu vực dễ bị tổn thương nhất đối với các thảm họa thiên nhiên và do con người gây ra. Thông qua việc thực hiện các chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ biển, chúng tôi tin rằng sẽ giảm được rất nhiều rủi ro và sẽ tăng cường được sức chống chịu đối với các thảm họa. Đó là lý do tại sao chúng tôi cam kết sẽ mở rộng chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ biển tại đất nước chúng tôi”, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc hiển nói.

Thứ trưởng cam kết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo rằng Chiến lược phát triển bền vững các biển Đông Á được thực hiện cùng với việc xây dựng một hệ thống Báo cáo Hiện trạng Đại dương và Vùng bờ biển. Chúng tôi dự kiến rằng Báo cáo SOC khu vực đầu tiên sẽ được công bố và phổ biến tại Diễn đàn Bộ trưởng lần thứ 6 năm 2018”.

Trước đó, sáng 20/11, Đại hội biển Đông Á lần thứ 5, do Bộ Tài Nguyên Môi trường Việt Nam đăng cai phối hợp Tổ chức đối tác về quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA) và các quốc gia thành viên tổ chức tại Đà Nẵng, đã tiến hành phiên bế mạc các hội nghị, hội thảo quốc tế diễn ra trong khuôn khổ Đại hội. Đại diện Việt Nam đã trao cờ Đại hội Biển Đông Á cho Campuchia - quốc gia sẽ đăng cai tổ chức Đại hội Biển Đông Á và Diễn đàn Bộ trưởng lần thứ 6 vào năm 2018.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.