4 khu công nghiệp tại Bắc Giang sẽ tổ chức hoạt động trở lại

KCN Vân Trung là một trong những nơi bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên tại Bắc Giang đợt này. Ảnh: BG.
KCN Vân Trung là một trong những nơi bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên tại Bắc Giang đợt này. Ảnh: BG.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 25/5, UBND tỉnh Bắc Giang đã có văn bản hướng dẫn việc tổ chức lại hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung.

Chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch

Theo đó, nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện “mục tiêu kép” vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 vừa khôi phục, phát triển kinh tế, UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng kế hoạch tổ chức lại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp: Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung.

Mục đích để thực hiện phương châm: “Chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch”. Giảm tải cho các khu vực cách ly xã hội; từng bước ổn định việc làm, thu nhập và đời sống cho người lao động; khôi phục lại môi trường an toàn cho sản xuất, kinh doanh và thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng được mô hình doanh nghiệp, khu công nghiệp hoạt động an toàn trong điều kiện có dịch COVID-19, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài.

Trước khi trở lại hoạt động, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện hàng loạt giải pháp phòng chống, kiểm soát dịch bệnh như: rà soát, kiểm tra đánh giá đảm bảo điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong sản xuất và được hướng dẫn đầy đủ các quy định, biện pháp đảm bảo an toàn trong điều kiện vừa sản xuất, vừa phòng, chống dịch COVID-19.

Đặc biệt, các doanh nghiệp tổ chức sản xuất trở lại sau khi cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, điều kiện, phương án tổ chức sản xuất do các cơ quan chức năng ban hành theo quy định của Kế hoạch này; tuân thủ quy mô sản xuất được phê duyệt.

Với các cơ quan chức năng của tỉnh, UBND huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, giám sát doanh nghiệp, người lao động thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong sản xuất.

Chỉ sử dụng người lao động đã được kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch

Qúa trình tổ chức lại sản xuất của các doanh nghiệp tại 4 KCN nói trên, tỉnh Bắc Giang tiến hành chặt chẽ với 2 giai đoạn là sản xuất trong tình hình có dịch đang phức tạp và sản xuất trong tình hình dịch được kiểm soát.

Trong đó, đáng lưu ý là giai đoạn 1, sản xuất diễn ra trong điều kiện dịch COVID-19 còn diễn biến

Thời gian thực hiện trong giai đoạn này sẽ bắt đầu khi các cơ quan chức năng ban hành các quy định xong trong ngày 26/5/2021.
Ban Quản lý các Khu công nghiệp triển khai Kế hoạch tới các doanh nghiệp xong trong ngày 27/5/2021.
Sau đó, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tiễn và hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức sản xuất trở lại từ ngày 28/5/2021.

phức tạp trên địa bàn và tiếp tục ghi nhận các ca F0 hàng ngày trong cộng đồng với những quy định cụ thể, rõ ràng.

Trong giai đoạn này, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các đơn vị chỉ sử dụng người lao động đã được cơ quan y tế và chính quyền địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận đã được kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch từ ngày 09/5/2021 trở lại đây và có 02 lần xét nghiệm PCR kết quả âm tính với COVID-19 (kể từ ngày 09/5/2021 trở lại đây), trong đó lần gần nhất trước khi quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp 01 ngày.

Bố trí nơi lưu trú cho người lao động tại doanh nghiệp hoặc ký túc xá (KTX) riêng biệt của doanh nghiệp cho người lao động. Người lao động ngoài nơi làm việc và nơi lưu trú tập trung không được tiếp xúc cộng đồng.

Trường hợp đi khỏi nơi làm việc, nơi lưu trú tập trung khi quay trở lại doanh nghiệp phải thực hiện cách ly tập trung 14 ngày tại khu cách ly tập trung của doanh nghiệp và xét nghiệm PCR 02 lần có kết quả âm tính với COVID-19 (mỗi lần cách nhau 7 ngày, lần cuối cùng trước khi trở lại làm việc 01 ngày) mới được trở lại làm việc.

Trước khi tổ chức sản xuất lại, doanh nghiệp bố trí đón người lao động đến nơi ở tập trung của doanh nghiệp ít nhất 3 ngày trước khi làm việc và thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ lao động. Có khu nhà sử dụng làm nơi cách ly tập trung cho người lao động khi cần thiết.

Doanh nghiệp có KTX riêng biệt với nơi làm việc phải bố trí phương tiện đưa, đón người lao động từ KTX đến nơi làm việc và từ nơi làm việc trở về KTX. 

Thực hiện xét nghiệm tầm soát COVID-19 đối với toàn bộ người lao động, mỗi lần cách nhau 7 ngày trong tháng đầu tiên. Mỗi tháng xét nghiệm ngẫu nhiên 50% lao động của doanh nghiệp trước ngày 15 hàng tháng.

Trước ngày thứ sáu hàng tuần gửi danh sách toàn bộ công ty khách hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ thường xuyên giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp tới Ban Quản lý các Khu công nghiệp để theo dõi.

Giai đoạn 2, các doanh nghiệp trong KCN sản xuất trong điều kiện dịch COVID-19 được kiểm soát, trở lại trạng thái bình thường mới, nhưng vẫn phải tuân thủ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh theo yêu cầu của tỉnh.

* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.