4 điều cần biết cho phụ nữ mang thai tiêm vaccine COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
WHO khuyến cáo không trì hoãn mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm vaccine COVID-19. Trừ Sputnik V vì theo hướng dẫn vaccine này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Phụ nữ trước và trong thai kỳ nên tiêm vaccine COVID-19

Theo bác sĩ Đinh Anh Tuấn - Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, WHO khuyến cáo sử dụng vaccine COVID-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.

Bộ Y tế cũng đã ban hành quyết định 3802/QĐ-BYT về hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước khi tiêm vaccin phòng COVID-19. Bộ Y tế xác định các trường hợp phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng khi tiêm vaccine, trong đó có phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19.

Mang thai ngay sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ cho biết, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả trong quá trình mang thai.

Không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai nghén xảy ra trong các thử nghiệm lâm sàng cùng một nền tảng vaccine. Các vaccine sử dụng cùng một vectơ virus đã được tiêm cho những người mang thai trong các tam cá nguyệt: Tam cá nguyệt thứ 1 (3 tháng đầu thai kỳ), tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ), tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ). Và cũng không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai nghén, bao gồm cả những kết quả bất lợi ảnh hưởng đến thai nhi, liên quan đến việc tiêm chủng trong những thử nghiệm này.

Vaccine COVID-19 không gây nhiễm trùng, kể cả ở người mang thai hoặc thai nhi: Không có vaccine phòng COVID-19 nào chứa virus sống gây ra COVID-19 nên vaccine COVID-19 không thể làm cho bất kỳ ai bị bệnh với COVID-19, kể cả phụ nữ mang thai hoặc trẻ sơ sinh.

Tiêm phòng vaccine COVID-19 cho người mang thai tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ thai nhi

Khi người mang thai được tiêm vaccine mRNA COVID-19 trong thời kỳ mang thai, cơ thể của họ sẽ tạo ra kháng thể chống lại COVID-19, tương tự như những người không mang thai.

Các kháng thể được tạo ra sau khi một người mang thai được tiêm vaccine mRNA COVID-19 được tìm thấy trong máu dây rốn. Điều này có nghĩa là tiêm chủng COVID-19 trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại COVID-19.

Phụ nữ mang thai sốt sau tiêm vaccine COVID-19

Nếu phụ nữ có thai sau khi tiêm mũi đầu tiên của vaccine COVID-19, nên tiêm tiếp mũi thứ hai để được bảo vệ nhiều nhất có thể. Nếu bị sốt sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, có thể dùng acetaminophen (Tylenol®) để hạ sốt để giảm các ảnh hưởng bất lợi của sốt trong thời gian thai nghén.

Tất nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, cần được bác sĩ thăm khám, chỉ định và kê đơn. Khi uống thuốc cần chú ý theo dõi, nếu có triệu chứng hoặc chuyển biến xấu, cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.